Tâm sinh lý của bé trong năm thứ hai có gì thay đổi

0
37
Giống người lớn, bé cũng có niềm yêu thích riêng với sách hoặc âm nhạc, phim ảnh. Khoảng hai tuổi, bé bắt đầu phản ứng với những gì bé đặc biệt yêu thích và những thứ bé không mấy hứng thú. Bé sẽ yêu cầu nhiều lần để cha mẹ thực hiện theo những điều bé thích. Từ tuổi này trở đi thì bé bắt đầu có nhiều những thay đổi về tâm sinh lý.

 

 

Tò mò tìm hiểu thế giới bên ngoài

 

Thích tập trung vào những đồ vật nhỏ bé: Đặc điểm này thể hiện ở chỗ trẻ luôn tò mò muốn tìm hiểu khám phá tính chất của sự vật, dần dần biến cái đồ chơi đó thành môn luyện tập các kỹ năng đơn giản.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Tập trung vào những sự thay đổi xung quanh mình: Ngoài đồ chơi và các vật dụng gia đình thường dùng ra, các vật chất ở xung quanh môi trường vẫn tiếp tục gây nên sự chú ý của trẻ. Đặc điểm lúc này là thích thú cái mới cái thay đổi tăng lên, ví như hàng ngày nó chăm chú nhìn sự vật mới phát sinh ngoài cửa sổ, chú ý người lớn làm…

 

Thích nghịch nước: Trẻ giai đoạn này  thích nghịch nước, nó có thể nghịch nước với nhiều hình thức khác nhau. Ngoài ra, trẻ thích chơi bong như ném hoặc đá bong, sau đó lại nhặt lên, làm như vậy trẻ sẽ tăng năng lực hoạt động lên.

 

Những thay đổi về tâm sinh lý của trẻ ở tuổi này

 

Trẻ biết nói và sử dụng ngôn ngữ: Thông thường trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 24 tháng bắt đầu biết nói những câu đơn giản và có thể đối thoại ngắn với người lớn. Tuy nhiên, thời gian này, vốn từ của trẻ thì chưa đủ để diễn đạt hết những hiểu biết của trẻ.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Cha mẹ nên kiên nhẫn với trẻ, hãy cho trẻ thêm thời gian và đừng kỳ vọng quá nhiều bởi như thế chỉ khiến cha mẹ thêm thất vọng. Hãy tạo thật nhiều cơ hội để trẻ nói chuyện. Điều này sẽ thuận lợi hơn khi trẻ có anh/ chị hơn trẻ vài tuổi, vì như thế trẻ dễ có người đồng cảm và hiểu trẻ hơn.

 

– Cha mẹ đừng quá chú trọng vào việc sửa ngữ pháp cho trẻ vì nó dễ khiến trẻ cảm thấy chán mà không muốn nói nữa. Thay vào đó, hãy cố gắng hiểu những gì trẻ muốn và kích thích trẻ thoải mái diễn đạt.

 

Muốn tự mình làm mọi việc: Khoảng 18 tháng tuổi, trẻ bắt đầu đòi cầm chổi quét nhà cùng mẹ. Hầu hết các bé trong độ tuổi này muốn tự mình làm mọi việc, thậm chí còn dành việc của người lớn.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Cha mẹ không nên làm thay việc cho con hoặc giúp con giải quyết hậu quả những việc con làm sai, hãy là người hướng dẫn con học cách tự làm mọi việc phù hợp với khả năng.

 

Trẻ đòi quyền tự quyết:

 

– Trước 18 tháng tuổi, hầu hết các em bé không xem mình là một người độc lập mà luôn dính lấy cha mẹ, đặc biệt là mẹ. Nhưng điều này sẽ hoàn toàn thay đổi khi trẻ mới bước vào tuổi thứ hai. Trẻ bắt đầu nói “Không” với cha mẹ như thể để nhấn mạnh với cha mẹ rằng: “Con mới là người quyết định mọi thứ”.

 

– Các mẹ có thể đồng ý cho trẻ làm những điều trẻ muốn bất cứ khi nào bạn có thể và khi mẹ chắc chắn rằng điều đó là an toàn, không có gì bất tiện và cũng hợp lý. Cha mẹ hãy cố gắng cân bằng, để mọi việc không hoàn toàn theo cách của Cha mẹ hoặc theo ý muốn của con.

 

Trẻ bắt đầu biết đồng cảm: Khoảng 2 tuổi, trẻ có thể bắt đầu biểu hiện các kết nối đầu tiên giữa cảm xúc với hành vi khi tiếp xúc với người khác. Đây thực sự là một sự thay đổi lớn và khiến cha mẹ xúc động trước những cử chỉ an ủi của con khi cha mẹ đau buồn hay gặp chuyện gì khó khăn. Cha mẹ hãy cố gắng để giúp trẻ hiểu được cảm xúc của mình và đừng ngần ngại thể hiện những cảm xúc của bản thân.

 

 

Khi trẻ lên 2 tuổi và bắt đầu biết nói thì chúng đôi khi trở nên rất khó chịu, hay nổi cơn thịnh nộ hoặc thậm chí bướng bỉnh, lúc nào cũng nói không và khó bảo… Nói chung, chăm sóc trẻ ở độ tuổi này đối với nhiều bậc cha mẹ thực sự rất khó khăn. Vì thế phụ huynh có con em ở tuổi này khi chăm sóc và dạy trẻ cần phải giữ bình tĩnh tránh việc cáu kỉnh, đánh trẻ và tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ phát triển toàn.

Theo NTD

Tâm sinh lý của bé trong năm thứ hai có gì thay đổi

 

Theo NTD