Sự phát triển kỹ năng vận động
Vận động thô
– Bé có thể chống hai tay xuống dưới đất, duỗi thẳng tay chân, dùng cách nâng người lên để đứng dậy; cũng có thể co hai chân lại, đứng lên từ tư thế quỳ; cũng có thể dựa vào vật chống đỡ để đứng lên, cơ thể ngã về trước.
– Bé có thể tự đứng trong vài giây, khi đứng, thân người có thể xoay 900. Nếu có người giữ hai tay bé, bé có thể đi được vài bước.
– Khi đứng, bé biết một tay vịn vào vật để quỳ xuống nhặt đồ chơi. Khi có người lớn giữ bé, bé biết khom lưng xuống để nhặt đồ vật.
Vận động tinh
– Khi đặt lục lạc bên cạnh bé, bé sẽ vươn tay ra cầm lấy cán lục lạc; một số bé còn biết cầm thìa đưa vào miệng.
– Biết sử dụng hai tay liên tục, như khi quỳ xuống, bé có thể dùng một tay để nhặt đồ chơi, một tay vịn lấy vật chống đỡ. Một số bé biết tự cởi vớ, cởi giầy.
– Có ý thức đem đồ chơi cầm trong tay bỏ vào trong đồ đựng, nhưng động tác vẫn còn chậm.
Khả năng thích ứng
– Khi soi gương, bé biết đưa tay sờ vào ảnh trong gương. Bắt đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa đồ đựng và vật thể, biết thăm dò những lổ nhỏ trên đồ chơi.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Khi người lớn cho đồ chơi vào chiếc hộp trước mặt bé, rồi đậy nắp lại, bé có thể chủ động mở nắp hộp ra để lấy đồ chơi. Thích dùng tay bứt những đồ vật nhỏ. Động tác bắt chước càng nhiều.
– Phân biệt được tính chất đặc biệt của sự vật như “meo” là chỉ con mèo, khi nhìn thấy con chim thì biết dùng tay chỉ lên trên. Biết lật sách nhưng không nhất định là lật từ trang. Khi người lớn lật sách cho bé xem, bé sẽ thích thú xem một lát.
Sự phát triển về ngôn ngữ và hành vi giao tiếp
– Trong thời gian dài bập bẹ tập nói, bé đã biết nói một số từ thường dùng đơn giản. Ngoài ba ba, ma ma thì bé cũng đã biết nói được những chữ đơn giãn có ý nghĩa như đi, cầm, nước….
– Khi bắt chước lời nói của người lớn, bé bắt chước ngữ điệu và sắc thái biểu cảm chính xác hơn bắt chước ngữ âm.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Thích cùng chơi với bố mẹ, xem sách, nghe người lớn kể chuyện, thích chơi trò giấu đồ vật, thích chơi với những món đồ chơi mà bé thích và ngắm nhìn các đồ vật trong nhà.
– Bé rất tin tưởng vào mẹ, bắt đầu thử dùng cách mềm dẻo hoặc cứng rắn để mẹ thay đổi quyết định. Bé có thể thực hiện yêu cầu của mẹ, biết nghe theo mệnh lệnh để khóng chế hành vi của mình, nhưng không phải lúc nào cũng nghe lời.
– Khi chơi, bé luôn tìm sự tán thưởng, tránh để trách mắng và từ chối những dạy dỗ có tính cưỡng bức. Khi người lớn mặc đồ cho bé, bé sẽ chủ động dang tay ra để phối hợp.
– Khi làm sai, bé sẽ tỏ thái độ biết lỗi và biết thăm dò mức độ tha thứ của bố mẹ. Thích bắt chước động tác của người lớn và những đứa trẻ khác.
Tháng thứ 10 cũng là thời điểm bé tiếp thu rất nhanh và có khả năng ghi nhớ tốt. Do đó, quan trọng hơn hết là mẹ nên tiếp tục trò chuyện cùng con. Cha mẹ có thể giúp con học từ mới bằng cách lặp đi lặp lại khi bé nỗ lực tiếp cận với một đồ vật.
Sự phát triển của trẻ tháng thứ 10
Theo NTD