Tiêu chảy mãn tính có thể do trẻ không hợp với một số loại protein của sữa bò. Cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc đổi sữa thay thế sữa bò bằng một loạt thức ăn khác. Bệnh này cũng có thể gắn với việc trẻ bị dị ứng với chất gluten có trong một số loại bột ngũ cốc (trừ bột gạo, ngô, khoai, sắn). Bạn cần bỏ hẳn loại bột mà trẻ ăn, thay thế bằng những loại bột không có gluten. Trẻ bú mẹ cũng có thể bị tiêu chảy do ruột của trẻ vận động mạnh hơn mức bình thường nên sữa mẹ đi qua ruột nhanh, khi đó chất đường lactose có trong sữa mẹ chưa được chuyển hóa hết, gây nên hiện tượng lên men chua trong ruột. Bệnh này thường bắt đầu sớm, độ 9-10 ngày sau sinh. Triệu chứng chủ yếu là: trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân có mùi chua, có bọt, lổn nhổn nước, kèm theo hậu môn trẻ thường bị hăm đỏ, trẻ hay bị trớ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Trẻ vẫn lên cân tuy không đều. Để chữa trị, bác sĩ thường khuyên người mẹ không cần cai sữa, chỉ cần cho con ăn đúng giờ, đúng số lượng. Dùng nước vôi nhì để trung hòa môi trường đường ruột, liều lượng tùy chừng 10-30ml/ngày. Nếu làm như vậy sau chừng hai tuần mà không khỏi thì bác sĩ thường khuyên mẹ cho con ăn thêm khoảng hai bữa sữa bò không chứa lactose/ngày. Tiêu chảy mãn tính có thể gắn với chế độ ăn không hợp lý như: trẻ ăn quá nhiều chất đạm, chất béo, chất bột, chất đường. Cũng có thể do trẻ ăn quá nhiều bữa trong ngày, ăn đêm… Nếu do chế độ ăn uống, bạn cần kiểm tra lại chế độ ăn của con để điều chỉnh cho phù hợp. Một số bệnh đường ruột và một số loại dị ứng khác cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy mãn tính.
Vì có nhiều nguyên nhân khác nhau nên bác sĩ phải theo dõi chế độ ăn và phản ứng tiêu hóa của trẻ mới xác định được nguyên nhân nào là chính.
Chăm sóc trẻ tiêu chảy mãn tính như thế nào?
Theo NTD