Giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh
Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu để con nhận được kháng thể của mẹ.
Giữ cho trẻ một chế độ dinh dưỡng cân bằng về số lượng cũng như chất lượng (sự cân đối giữa các thành phần của thức ăn).
Cho trẻ uống nước đều đặn.
Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ
Với trẻ sơ sinh, hằng ngày sau khi tắm rửa vệ sinh cho trẻ xong cha mẹ nên dùng tăm bông nhúng nước muối sinh lý chính phần nghìn ngoáy nhẹ mũi trẻ cho sạch và đồng thời để giữ cho mũi luôn ẩm, không bị khô quá.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Trẻ từ ba, bốn tháng trở ra thì hằng ngày nên nhỏ cho trẻ vài giọt nước muối chín phần nghìn hoặc nước tinh khiết vào hai bên lỗ mũi cho sạch, việc này đặc biệt cần thiết khi xung quanh trẻ có ai bị cảm cúm. Nếu trong lúc rửa mũi, trẻ hắt hơi thì cũng là dấu hiệu tốt, nó giúp cho việc đẩy bụi bặm, nước mũi, vi rút (nếu có) ra ngoài. Lưu ý: Vào mùa đông lạnh có thể đặt ống nước muối dùng đẻ nhỏ mũi cho trẻ vào trong một bát nước ấm trước khi nhỏ cho trẻ để tránh mũi trẻ bị lạnh quá đột ngột.
Trẻ lớn trên hai tuổi khi bắt đầu biết xúc họng thì nên cho trẻ xúc họng bằng nước muối ấm hai lần một ngày, nhất là vào mùa đông, buổi sáng sau bữa sáng và tối trước khi đi ngủ (nồng độ quy định là chín phần nghìn, nếu không có dụng cụ để pha thì bạn có thể pha bằng độ mặn của nước mắt). Bạn có thể cho con tráng miệng bằng một chút nước mật ong ấm cũng rất tốt cho việc làm sạch họng.
Xoa người cho trẻ hằng ngày, đặc biệt dọc hai bên sống lưng giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
Trẻ trên ba tuổi nên bắt đầu dạy con cách tập thở bụng theo kiểu thở dưỡng sinh để tăng cường hoạt động của hệ hô hấp. Trẻ từ ba tuổi trở lên cũng nên bắt đầu dạy trẻ những bài tập thể dục đơn giản. Nên tận dụng lúc thời tiết đẹp để cho trẻ ra ngoài chơi, nhất là chơi trong môi trường tự nhiên. Tránh việc giữ trẻ trong nhà nhiều.
Vào mùa đông hoặc lúc thời tiết chuyển mùa, nhất là khi có dịch bệnh ở xung quanh trẻ thì có thể vuốt dọc hai bên sống mũi cho trẻ cũng có tác dụng rất tốt trong việc phòng sổ mũi.
Giữ ấm cho con về mùa đông và thoáng mát về mùa hè. Nên cho trẻ mặc quần áo bằng vải sợi bong (cotton) để thấm được mồ hôi tốt, tránh cho trẻ khỏi sự nhiễm lạnh do mồ hôi toát ra mà không thoát được khi trời nóng. Chú ý tránh cho trẻ mặc đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu trẻ có nhiều mồ hôi cần chú ý lau mồ hôi hoặc thay áo cho trẻ khi bị ướt.
Chăn dùng cho trẻ cũng nên bằng đồ len hoặc vải sợi bông để tránh cho trẻ khỏi bị nhiễm lạnh khi ngủ.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Mùa đông cần giữ ấm chân, lưng, và cổ, hai tai cho trẻ. Một số cha mẹ rất chú trọng việc đội mũ ấm và mặc áo ấm cho trẻ nhưng lại không chú ý giữ ấm chân. Một số cha mẹ bế con đi trên xe máy, quần của trẻ bị co kéo lên để hở toàn bộ hai bắp chân và chân của trẻ, việc này làm trẻ có thể bị nhiễm lạnh nhanh chóng.
Khi con đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo, cha mẹ cần chú ý chuẩn bị cho con những quần áo đơn giản, thấm mồ hôi tốt và dễ thay đổi.
Nếu trẻ hay bị viêm đường hô hấp trong những năm trước đó thì trước khi đến mùa đông chừng 1-2 tháng, cha mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng cho trẻ một đợt vitamin tổng hợp hoặc một vài loại thuốc có tác dụng làm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Trẻ trên một tuổi về mùa đông hằng ngày có thể cho vào đồ ăn của trẻ vài giọt nước tỏi hoặc gừng để hồi để tăng sức đề kháng cho trẻ.
Chữa những bệnh khác như sâu răng, suy dinh dưỡng, còi xương nếu có.
Thỉnh thoảng cho trẻ đi nghỉ ở vùng núi, biển, nông thôn nếu có điều kiện.
Môi trường sống
Nếu dùng điều hòa nhiệt độ cần tuân theo một số hướng dẫn sử dụng điều hòa an toàn hiệu quả.
Về mùa hè cần tránh để quạt thổi trực tiếp vào người trẻ, nhất là khi trẻ ngủ.
Về mùa đông nên làm ẩm không khí trong phòng. Có thể dùng máy phun ẩm nhỏ bằng điện, một chậu nước ấm bốc hơi ở một góc phòng (nhớ đặt ngoài tầm tay trẻ con, hoặc vắt vài cái quần áo hoặc miếng vải ẩm lên máy sưởi. Cho thêm vài giọt tinh dầu tự nhiên vào máy phun ẩm hoặc vào chậu nước sẽ giúp làm sạch không khí trong phòng.
Làm sạch không khí trong phòng bằng cách mở cửa sổ, cửa thông gió. Nếu trời lành cần đóng cửa thì cũng nên mở cửa thông khí đều đặn từ hai đến ba lần trong ngày.
Khi mới ngủ dậy không nên gập chăn màn ngay mà nên để khoảng 20 – 30 phút cho bay hết hơi độc có trong chăn màn do người tiết ra khi ngủ.
Đặt nhiệt độ trong phòng ở tối đa là 19 độ C nếu có điều kiện. Các thành viên trong gia đình luôn rửa tay sạch sẽ.
Tránh hút thuốc lá trong nhà, tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang hút thuốc hoặc ở trong môi trường có nhiều khói thuốc.
Phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ
Theo NTD