“Nứt cổ gà” ở người mẹ cho con bú

0
48
“Nứt cổ gà” là hiện tượng thường gặp ở vú của những bà mẹ đang cho con bú. Đó là vết nứt xuất hiện ở chân núm vú. Cảm giác đau rát như bị kìm kẹp khiến các bà mẹ trẻ phải cắn răng chịu đựng mỗi khi cho con bú.
 

Do đâu mà “nứt cổ gà”

 

Không phải do vệ sinh kém hay do vô tình để chạm đầu ti xuống chiếu như các cụ nói, “nứt cổ gà” chủ yếu là do bé bú không đúng cách: Bé không ngậm hết quầng vú mà chỉ mớm hời hợt vào núm vú, mỗi lần bé mút, núm vú bị kéo, giật mạnh, lâu ngày gây “nứt cổ gà”.

 

Mới đầu chỉ là một vết nứt nhỏ, nếu bà mẹ không chữa trị kịp thời, vết nứt sẽ lan dài quanh chân núm vú, gây đau đớn cho mẹ, và mất vệ sinh cho bé.

 

Trầm trọng hơn, vết nứt có thể bị nhiễm trùng và mưng mủ.

 

Phòng “nứt cổ gà” như thế nào?

 

Nếu chưa bị “nứt cổ gà”, bạn hãy thực hiện ngay việc cho bé bú đúng cách và chăm sóc vú bằng các sản phẩm chuyên dụng như mỡ cừu tinh chế, dầu hướng dương, kem dưỡng núm vú.

 

Việc lau vú bằng nước ấm sau khi cho con bú cũng có tác dụng phòng “nứt cổ gà”.

 

Chăm sóc vết thương

 

Trước tiên cần rửa sạch chỗ đau bằng nước muối loãng (nước ấm càng tốt). Sau đó lau khô và bôi thuốc.

 

Có rất nhiều phương thuốc để trị “nứt cổ gà”. Ngoài các loại tân dược đang được bày bán trên thị trường như Tetracylin, Bepanthen, Lanolin, Fuciort, các loại thuốc dân gian cũng tỏ ra khá hiệu nghiệm trong việc điều trị căn bệnh đáng ghét này.

 

Bí ngô (bí đỏ, bí rợ): Đốt thành than cuống của quả bí ngô, tán nhỏ, rắc vào vết thương.

 

Rượu hạt gấc: Hạt gấc sao vàng, hạ thổ, tán mịn, ngâm rượu trắng. Dung dịch có tác dụng sát khuẩn tốt, giúp da mau lành.

 

Lá tía tô: Dùng khoảng 20 lá tía tô, rửa sạch, đốt cháy thành than, rắc lên vết thương được rửa sạch bằng nước muối loãng.

 

Lá mồng tơi: Giã nát mồng tơi và một ít muối hạt, đắp lên vết thương cũng rất mau lành.

 

Rau ngót: Rửa sạch, giã nãt, vắt lấy nước cốt lên chỗ nứt.

 

Vỏ kén tằm: 5 – 7 cái kén tằm, đặt trên một viên ngói sạch. Nướng viên ngói trên bếp than cho tới khi vỏ kén cháy tồn tính. Tán mịn than kén tằm, rắc lên vết thương đã được rửa sạch bằng nước muối loãng.

 

Một khi núm vú đã bị nứt, bạn nên điều trị ngay và hạn chế cho bé bú kẻo vết thương ngày càng đứt rộng. Để tiếp tục duy trì nguồn sữa trong khi điều trị, bạn hãy vắt sữa thường xuyên vào đúng các cữ bú của bé và tiếp tục cho bé dùng sữa mẹ. Chỉ đến khi thực sự khỏi (vết thương đã kín miệng và lên da non) bạn mới nên cho bé bú lại và chú ý cho bú đúng cách.

 

Chú ý cần gặp bác sĩ nếu như tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

 

 

“Nứt cổ gà” ở người mẹ cho con bú

 

Theo NTD