Phân loại rau tiền đạo
– Rau bám thấp: bánh rau bám lan xuống đoạn dưới của tử cung nhưng chưa tới lỗ trong cổ tử cung.
– Rau bám mép: bờ của bánh nhau bám sát mép lỗ cổ tử cung.
– Rau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn: một phần bánh rau che lấp một phần lổ trong tử cung.
– Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: là bánh rau che lấp toàn bộ lỗ trong cổ tử cung.
Nguyên nhân
Người ta chưa hiểu đầy đủ nguyên nhân sinh ra rau tiền đạo, tần suất rau tiền đạo tăng lên theo những thai phụ có tiền sử sau :
– Trước đây đã bị rau tiền đạo.
– Tiền sử đã mổ tử cung để lấy thai.
– Tiền sử mổ vì u xơ tử cung, chửa góc tử cung, mổ tạo hình tử cung. . .
– Tiền sử nạo thai, nạo sẩy, hút điều hoà kinh nguyệt.
– Tiền sử đẻ có kiểm soát tử cung hay bóc rau nhân tạo.
– Tiền sử bị viêm nhiểm tử cung.
– Tiền sử đẻ nhiều lần.
Nói chung những nguyên nhân mà có thể làm tổn thương niêm mạc tử cung ở vùng đáy và thân tử cung dẫn tới sự hình thành màng rụng và làm tổ ở vùng đáy tử cung không đầy đủ nên dễ dẫn đến rau tiền đạo.
Triệu chứng của những thai phụ bị rau tiền đạo
Triệu chứng chảy máu là triệu chứng chính. Đặc tính chảy máu là thường xuất hiện đột ngột, không có nguyên nhân rõ ràng, không có triệu chứng báo trước, không kèm theo đau bụng, máu ra đỏ tươi sau khi ra ngoài đông lại thành cục.
Lượng máu ra thường ít trong những lần đầu, ngưng tự nhiên sau đó lại tái phát nhiều lần và lần chảy máu sau có khuynh hướng ngày càng nhiều hơn những lần trước.
Triệu chứng chảy máu thường xuất hiện vào ba tháng cuối của thời kỳ thai nghén, đôi khi sớm hơn.
Siêu âm chẩn đoán: siêu âm ta có thể thấy được vị trí chính xác của bánh rau. Phương pháp này vừa chẩn đoán chính xác 95% vừa nhanh có khả năng chẩn đoán trước khi có biểu hiện lâm sàng là chảy máu, đang được dùng rộng rãi ở khắp mọi nơi.
Xử trí
Nguyên tắc trong điều trị nhau tiền đạo là phải dựa vào tuổi thai, mức độ chảy máu và đã có chuyển dạ hay chưa.
Khi thai chưa đủ tháng thì cần khuyên sản phụ khám thai thường xuyên hạn chế vận động và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để giữ thai và tránh chảy máu trong thai kỳ.
Nếu thai đã đủ tháng và phổi đã trưởng thành thì có thể gây chuyển dạ chủ động để sinh thưởng ở những trường hợp rau bám mép. Còn những trường hợp rau tiền đạo bán trung tâm hoặc trung tâm thì cần mổ lấy thai.
Nếu thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ thì dựa vào lượng máu ra và diện bám của bánh rau bác sĩ sẽ có quyết định cho sản phụ sinh thường hay sinh mổ để đảm bảo tính mạng cho cả sản phụ và thai nhi.
Phòn bệnh
Hiện nay chỉ có thể phòng bệnh dựa theo những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ mà thôi. Những sản phụ có yếu tốt nguy cơ cần cân nhắc trước khi mang thai và nếu mang thai thì nên kiểm tra thai thường xuyên và chặt chẽ để bác sĩ chẩn đoán sớm những bất thường về bánh rau
Rau tiền đạo là bệnh lý do rau thai có vị trí bám bất thường làm bít mất một phần hoặc toàn bộ lối ra của thai nhi. Rau tiền đạo cũng làm cho thai phụ ra mau rỉ rả suốt thai kỳ. Chính vì thế những thai phụ có bánh rau bám bất thường cần phải khám thai thường xuyên và không nên vận động nhiều.
Bệnh lý rau tiền đạo ở phụ nữ mang thai
Theo NTD