Tắc tia sữa ở phụ nữ đang cho con bú

0
79
Sản phụ sau khi sinh khoảng 2 – 5 ngày hầu như ai cũng có cảm giác căng ngực. Lúc này, tình trạng phù nề mô tuyến sữa gây ra cảm giác nặng ngực, đau nhẹ hay nóng, đi kèm với cảm giác căng ngực. Đây là hiện tượng bình thường của quá trình tạo sữa cho bé. Nhưng nếu tình trạng sữa về nhưng bị ùn ứ lại sẽ gây ra tình trạng tắc tia sữa ở người mẹ đang cho con bú. Tắc tia sữa để lâu không điều trị có thể gây viêm tuyến sữa

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

 

Dưới kích thích khi trẻ bú mút vú mẹ, sữa sản xuất từ các nang sữa, theo các ống dẫn về xoang chứa sữa ở quầng vú, chảy ra ngoài. Nếu xảy ra bất thường làm hẹp ống dẫn sữa, mẹ bất đắc dĩ phải đau khổ đối mặt với chứng tắc tia sữa khó chịu.
 
Tại chỗ tắc, hiện tượng sữa đông kết tạo cục, cản trở dòng chảy của lượng sữa khác, làm căng giãn ống dẫn trước chỗ tắc, gây chèn ép các ống dẫn sữa còn lại khiến tình trạng tắc sữa đã tệ còn trầm trọng hơn.
 
Ngoài nguyên nhân mang tính lý thuyết cơ bản trên, đôi khi tình trạng không mong đợi này lại xảy ra do một số lý do sau:
 
– Sau khi sinh, mẹ không biết cách day đều bầu vú để thông tia sữa.
– Sữa thừa ứ đọng do trẻ không bú hết, lâu ngày gây ôi, tắc và ung nhũ.
– Cảm hàn ảnh hưởng đến sự lưu thông của sữa.
– Tinh thần không thoải mái, buồn bã, căng thẳng cũng ảnh hưởng đến dòng chảy của sữa.
– Chế độ ăn uống không hợp lý, thất thường, gây sưng đau vú, làm trì trệ việc sản xuất sữa.
– Mẹ không vệ sinh bầu vú sạch sau khi cho con bú.
 
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Các chất kích thích, chất có cồn hoặc các loại gia vị gây cay nóng… là những thực phẩm bạn nên tránh khi đang cho con bú vì nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
 
Dấu hiệu mẹ bị tắc tia sữa
 
Bầu vú căng to, đau nhức, không tiết sữa, sốt nhẹ, chính là những dấu hiệu “tố cáo” mẹ đang gặp vấn đề về tia sữa. Nếu không tìm cách cải thiện kịp thời, tình trạng bệnh và hậu quả sẽ nghiêm trọng, điển hình là viêm tuyến sữa.
 
Ngay khi phát hiện bầu vú căng to hơn bình thường, mẹ nên để ý quan sát xem bề mặt vú có bị ửng đỏ, có đau khi chạm vào hay không. Nếu tình trạng này đi kèm sốt nhẹ, mẹ phải nhanh chóng tìm cách làm tan sữa vón kết, khơi thông dòng sữa khác.

 

Mẹo dân gian giúp thông tia sữa 
 
 
Uống nước lá đinh lăng: Lấy một nắm lá đinh lăng, rửa sạch, sao vàng rồi đun nước uống. Nước lá đinh lăng dễ uống, giúp sữa mẹ thơm hơn, đồng thời còn giúp thông tắc tia sữa nhanh chóng.
 
Nước xơ mướp khô: Uống nước xơ mướp khô, cùng gai bồ kết và củ hành tươi hoặc khô, mỗi ngày một lần trong 2-3 ngày, tình trạng tắc tia sữa được cải thiện thấy rõ. Sau khi uống, dùng lược thưa chải từ bầu ngực theo chiều từ trên xuống nhiều lần, sau đó nhờ anh xã mút mạnh đầu vú, sữa sẽ lưu thông bình thường.
 
Hành tím: Cắt nhỏ hành tìm dày khoảng 1,5mm. Đặt lên hai bầu ngực, phủ khăn mềm, giữ nguyên khoảng 10-15 phút. Sau khi đắp, kết hợp massage ngực, khoảng 4 ngày tia sữa sẽ được thông.
 
Xôi nếp: Bọc xôi nóng và khăn mềm, chườm hai bên bầu ngực cho đến khi xôi nguội hẳn. Cách này giúp sữa về đều cả hai bên.
 
Men rượu: Giã nhỏ viên men rượu, cho thêm chút rượu vàng, thoa lên hai bầu ngực, ủ khăn kết hợp massage nhẹ nhàng. Mấy tiếng sau dùng phương pháp chườm nóng, kiên trì khoảng 2 ngày sẽ có hiệu quả.
 
Lá bắp cải: Tách từng lá bắp cải, hơ nóng, sau đó đắp lên chỗ bị tắc tia sữa. Lá bớt nóng, lại thay lá khác, kết hợp dùng tay day mạnh để làm tan phần sữa bị vón kết.
 

 

Để phòng ngừa hiện tượng căng sữa, người mẹ cần cho bé bú thường xuyên, cách 3 giờ cho bé bú 1 lần (có thể 10 – 12 lần một ngày, trong đêm không nên để quá 3 giờ). Mỗi lần cho bé bú ít nhất 15 phút ở một bên vú trước khi chuyển sang vú kia. Nếu bé không bú hết sữa nên vắt sữa bỏ đi để tránh tắc sữa.

 

CửaSổTìnhYêu

Tắc tia sữa ở phụ nữ đang cho con bú

 

Theo NTD