Bệnh viêm gan B do virus viêm gan B (Hepatitis B virus, viết tắt HBV) truyền nhiễm gây bệnh. Bệnh có thể chia thành hai loại viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính.
Viêm gan B lây qua việc:
+ Tiếp xúc với máu hay dịch tiết của người có chứa siêu vi viêm gan B.
+ Mẹ truyền sang con: trẻ sơ sinh, con của bà mẹ bị nhiễm siêu vi B. Ðây là đường lây quan trọng nhất.
+ Ðường tình dục:hoạt động tình dục cùng giới đồng tính nam hoặc khác giới với người nhiễm siêu vi B.
+ Truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B.
Viêm gan siêu vi B là một loại virus tấn công lá gan, gây ra bệnh viêm gan. Viêm gan siêu vi B là một loại virus tấn công lá gan, gây ra bệnh viêm gan và có thể dẫn đến tử vong.
Khi nào thì bệnh viêm gan B cần được điều trị
Điều trị viêm gan B được chỉ định ở bệnh nhân ở vào thời kỳ thanh thải và tái hoạt động của virus như:
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
– Bệnh nhân có nồng độ HBV-DNA (lượng virus viêm gan B) huyết thanh cao, men gan cao.
– Hay bệnh nhân có tình trạng viêm hoại tử trên sinh thiết gan.
– Và ở bệnh nhân được dự đoán có cơ may đáp ứng tốt với việc điều trị.
Trên thực tế thì sinh thiết gan không được làm thường xuyên nhưng nó có ích ở bệnh nhân chưa có chỉ định điều trị đầy đủ như:
– Đang có chẩn đoán phân biệt giữa người mang siêu vi không hoạt động hoặc viêm gan B mạn tính với HBeAg âm tính.
– Hoặc để xác định bệnh gan có nhiều không ở người già có men gan bình thường.
Điều trị bệnh viêm gan B như thế nào?
Mục đích chính trong việc chữa trị bệnh viêm gan B là giảm thiểu sự tăng trưởng của virut, ngăn ngừa sự xâm nhập của virut viêm gan B (HBV) vào tế bào gan.
Tuy nhiên, mục tiêu tối hậu vẫn là loại bỏ hoàn toàn HBV ra khỏi cơ thể, bình thường hóa chức năng của gan, phục hồi chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian sống, loại bỏ các biến chứng suy gan, xơ gan và ung thư gan.
Đối với viêm gan cấp tính:
Liệu pháp kháng vi rút không được khuyến cáo trong giai đoạn viêm gan B cấp bởi vì tình trạng nhiễm trùng tự thoái lui ở hấu hết bệnh nhân có triệu chứng.
Tuy nhiên, suy gan cấp tính chiếm dưới 0,5% trường hợp viêm gan B cấp ở người lớn đòi hỏi lưu ý đánh giá về việc ghép gan.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Nguyên tắc điều trị bằng thuốc thời kỳ cấp tính chủ yếu là:
– Tiêu viêm giải độc
– Bảo vệ gan
– Hạ enzyme
– Giải vàng da
– Điều tiết miễn dịch.
Đối với viêm gan mãn tính
Mục đích đầu tiên của điều trị viêm gan mạn B về lâu dài là làm giảm HBV-DNA (lượng virus viêm gan B) trong huyết thanh, điều này sẽ làm giảm diển tiến đưa đến xơ gan và ung thư gan.
Ở bệnh nhân bị xơ gan hoặc xơ gan nặng thì việc sử dụng thuốc Lamivudine > 3 năm sẽ làm giảm tình trạng mất bù và giảm tần suất ung thư gan.
Hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị viêm gan B mạn. Các thuốc này chia làm 2 nhóm chính, có thể sử dụng điều trị riêng lẻ hay phối hợp.
– Nhóm thứ nhất là: Các thuốc được gọi là điều hoà miễn dịch vì chúng tác động lên hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với kháng nguyên của HBV trên bề mặt tế bào gan như Interferon (IFN)…
– Nhóm thứ 2: được gọi là các thuốc chống virut, thuốc này có tác dụng ức chế sự nhân lên của virut, ngăn cản hiện tượng nhiễm virut lên các tế bào gan bình thường. Các thuốc này không có ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thống điều hoà miễn dịch mà chỉ có ảnh hưởng gián tiếp.
Interferon và Lamivudin là hai loại thuốc phổ biến hiện nay được để điều trị viêm gan B mạn. Mục đích trực tiếp của liệu pháp kháng vi rút là làm giảm sự sinh sản (Ức chế HBeAg và HBV-DNA trong máu ) và cải thiện chức năng gan ( ALT và AST (men gan) về bình thường ).
Bệnh viêm gan B và những cây thuốc có lợi cho gan. Nguồn Internet
Lưu ý khi điều trị viêm gan B cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ
Đây là hai đối tượng rất nhậy cảm và việc điều trị viêm gan ở hai đối tượng luôn phải hết sức dè dặt.
Đối với phụ nữ mang thai:
– Nhưng thai phụ bị viêm gan B thể người lành mang bệnh thì hầu như chỉ cần theo dõi 3 tháng/1 lần và chưa phải sử dụng thuốc.
– Nhưng với những phụ nữ mang thai bị viêm gan B mà virus đang hoạt động thì cần điều trị dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa về viêm gan B và bác sĩ sản khoa. Vì việc sử dụng thuốc có thể có những ảnh hưởng nhất định đến thai nhi.
Đối với trẻ nhỏ: Việc điều trị và mục đích điều trị cũng tương tự như người lớn tuy nhiên liều lượng sử dụng cần được điều chỉnh tùy theo lứa tuổi và mức độ của bệnh
Hiệu quả sau điều trị
Kết quả điều trị là làm giảm sự sinh sản HBV ở 30-40% bệnh nhân được điều trị và điều trị thành công khi:
– Biến mất HbeAg, HBV DNA và xuất hiện kháng thể anti- Hbe. Nghĩa là chuyển từ giai đoạn vi rút đang hoạt động sang giai đoạn không hoạt động.
– Xét nghiệm chức năng gan trở về bình thường sớm nhất và không có tổn thương hay sẹo hóa mô gan dưới lâm sàng (được thấy qua sinh thiết gan ).
Tuy nhiên có khoảng trên 60% bệnh nhân viêm gan B mạn không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị IFN (interferon), việc điều trị lần 2 cho nhóm bệnh nhân này thường ít tác dụng.
Mặt khác IFN lại có rất nhiều tác dụng phụ buộc các thấy thuốc phải ngừng điều trị. Tuy nhiên muốn đảm bảo thải trừ được hoàn toàn virut, cần phải kéo dài thời gian điều trị và chính vì thời gian điều trị lâu dài này làm phát sinh các chủng kháng thuốc.
Các cách điều trị viêm gan B mạn tính hiện nay chỉ có khả năng giảm thiểu sự tàn phá của virut HBV chứ không hoàn toàn loại bỏ virut ra khỏi cơ thể. Việc loại bỏ virut tuy có trường hợp đạt được nhưng là hãn hữu, không bảo đảm được. Vì thế, hơn lúc nào hết, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh.
Hiện nay nước ta đã sản xuất được vắc – xin phòng viêm gan B có hiệu quả, giữ vệ sinh đúng cách và tiêm chủng đúng phương pháp có thể ngăn ngừa được bệnh cho những người chưa bị bệnh viêm gan B mạn tính.
Viêm gan B được điều trị như thế nào?
Theo NTD