Tổng quan về viêm gan B
Viêm gan B là gì?
– Viêm gan B là một bệnh lý về gan nghiêm trọng được gây ra bởi virus viêm gan B (HBV).
– Bệnh viêm gan B có thể lây nhiễm rồi trở thành mãn tính, dẫn đến các bệnh nặng hơn như suy gan, xơ gan hoặc ung thư gan.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Các con đường lây nhiễm
– Lây qua đường máu và các sản phẩm từ máu bị nhiễm virus: người bị lây nhiễm viêm gan virus B qua đường máu có thể xảy ra trong những trường hợp như truyền máu, các chế phẩm qua máu, phẫu thuật, tiêm chích ma tuý…
– Lây truyền từ mẹ sang con: Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
– Lây truyền qua đường tình dục: Virus viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới nếu không sử dụng bao cao su khi quan hệ.
Trường hợp bố bị viêm gan B lây nhiễm cho con
– Lây gián tiếp qua quan hệ tình dục: Chồng bị viêm gan B nếu quan hệ với vợ mà người vợ chưa được tiêm phòng thì người vợ sẽ có khả năng mắc bệnh. Sau đó virus viêm gan B được lây truyền sang cho con khi mang thai mà người mẹ không biết mình đã bị viêm gan B. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ cho con ngay sau khi sinh.
– Lây trực tiếp thông qua đường máu: Con bị lây nhiễm viêm gan virus B qua đường máu từ bố có thể xảy ra trong những trường hợp vết thương hở của bố và con tiếp xúc với nhau, virus viêm gan B sẽ theo đường máu đi vào gan. Đôi khi trong các trường hợp truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu của bố mắc viêm gan B chưa được sàng lọc bệnh có khả năng lây nhiễm cao .
– Lây qua sinh hoạt chung: khi sử dụng chung một số vật dụng, nếu không chú ý con cũng dễ bị lây nhiễm virus viêm gan B từ bố như: Dao cạo, bàn chải đánh rằng…lây nhiễm thông qua các vết trầy, xước…
Phòng bệnh
– Vợ nên đi tiêm vắc- xin trước khi có quan hệ tình dục nếu biết chồng mắc viêm gan B.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
– Trường hợp vợ mang thai mắc viêm gan B do lây nhiễm từ chồng thì con sẽ đc tiêm vắc- xin và huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B trong vòng 24h đầu sau khi sinh. Trong quá trình mang thai nên đi khám sức khỏe và theo dõi thai định kỳ, làm các xét nghiệm chức năng gan để kiểm tra sự hoạt động của virus.
Mặc dù khả năng lây nhiễm viêm gan B từ bố sang cho con chỉ khoảng 3% nhưng nếu không có các biện pháp đề phòng thì khả năng này sẽ càng tăng lên. Do vậy nam giới mắc viêm gan B cần động viên người vợ chủng ngừa viêm gan B trước khi có quan hệ tình dục để phòng lây nhiễm. Nếu không được dự phòng cho vợ cần tiêm vắc- xin cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng để phòng bệnh.
Viêm gan B có lây từ bố sang con?
Theo NTD