Bệnh viêm gan B là một căn bệnh do virus viêm gan B (HBV – Hepatitis B virus) gây ra. Bệnh có thể chia thành hai loại viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính.
Các đường lây nhiễm của viêm gan B là: Lây truyền qua tiếp xúc với máu hay dịch tiết của người có chứa siêu vi viêm gan B, mẹ truyền sang con khi sinh, lây truyền qua đường tình dục và lây truyền qua máu và các chế phẩm máu nhiễm viêm gan B
Viêm gan B nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan, ung thư gan thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh.
Tiêm phòng viêm gan B thế nào?
Với trẻ sơ sinh: Tiêm chủng càng sớm càng tốt mà không cần xét nghiệm.
Với trẻ em và người lớn: Ở VN có đến 15% dân số bị nhiễm siêu vi viêm gan B, nên nhiều trẻ em và người lớn có khả năng đã bị nhiễm. Do đó, trước khi chủng ngừa cần xét nghiệm máu xem mình đã bị nhiễm chưa. Xét nghiệm tối thiểu trước khi chủng ngừa là HbsAg (cho biết có đang nhiễm hay không) và antiHBs (cho biết cơ thể đã được bảo vệ hay chưa)
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Nếu HBsAg (-) va antiHBs (+) nghĩa là đã bị nhiễm nhưng đã khỏi bệnh và cơ thể đủ sức tạo ra kháng thể bảo vệ nên không cần tiêm ngừa.
– Nếu HbsAg (-) và antiHBs (-) là có thể hoàn toàn chưa bị nhiễm thì nên chích ngừa.
– Nếu HbsAg (+) và antiHBs (-) là cơ thể đang bị nhiễm mà chưa được bảo vệ cũng không cần phải chủng ngừa, mà tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ quyết định điều trị hay theo dõi.
Lịch tiêm phòng viêm gan B
Hiện nay, đa số các trường hợp, người ta áp dụng lịch chủng ngừa: 0-1-6, có nghĩa là hai mũi tiêm đầu cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản ban đầu, còn mũi thứ ba tiêm nhắc lại cách sáu tháng tính từ mũi đầu tiên.
Ở trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm siêu vi B mãn tính, người ta tiêm 4 mũi theo lịch: 0-1-2-12, có nghĩa là 3 mũi đầu cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản, còn mũi thứ tư cách mũi đầu tiên 12 tháng là mũi tiêm nhắc lại.
Lưu ý: Nếu mẹ bị mắc viêm gan B thì trẻ khi sinh ra được khuyến cáo tiêm vắc- xin trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh.
Tính an toàn của vắc- xin Viêm gan B
Vắc-xin viêm gan B (VGB) rất ít tác dụng phụ, tỏ ra an toàn khi dùng cho bé sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người lớn.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Tiêm ngừa gây đau nơi tiêm nhưng phản ứng nặng rất hiếm. Phản ứng phản vệ là tác dụng bất lợi nặng nề nhất, nhưng tỉ lệ xảy ra chỉ 1/600.000 liều vắc- xin. Triệu chứng của phản vệ là phù đỏ da, khó thở và tụt huyết áp
Hiệu quả của vắc- xin
Khi chích đủ liều, đúng thời gian, khả năng tạo được kháng thể bảo vệ là > 90%. Tiêm vắc-xin lúc mới sinh có thể xóa bỏ khoảng 90% đến 95% các trường hợp viêm gan B.
Tuy nhiên cùng với thời gian, lượng kháng thể sẽ giảm đi, do đó cứ sau 15 năm lại phải chích nhắc lại một mũi.
Một số đối tượng mà chích ngừa không đạt hiệu quả là bệnh nhân AIDS, chạy thận nhân tạo, nghiện rượu, xơ gan…
Các trường hợp không tiêm vắc- xin viêm gan B
Vắc- xin viêm gan B là vắc-xin có độ an toàn cao, hầu như không có chống chỉnh định nào đặc biệt ngoại trừ biết rõ có hiện tượng quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc- xin. Đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng từ trong bào thai, trong lượng máu sau sinh.
Tuy nhiên đối với người lớn nên xét nghiệm viêm gan B trước, nếu đã mắc bệnh thì nên tập trung theo dõi và điều trị không cần tiêm chủng.
Tác dụng phụ sau khi tiêm phòng vắc- xin Viêm gan B
– Tác dụng phụ thường nhẹ và bao gồm: ốm, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn và đau hoặc sưng tại nơi tiêm.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Thông thường các tác dụng phụ kéo dài chỉ một vài giờ hoặc vài ngày và không làm gián đoạn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bất ngờ được gọi là phản vệ hoặc sốc phản vệ – đã nhiều lần được mô tả hoặc nghi ngờ là một hậu quả bất lợi hiếm hoi của vắc-xin dành cho con người.
– Phản ứng dị ứng nghiêm trọng từ vắc-xin là rất hiếm. Trong trường hợp xảy ra, phải báo cáo ngay các trường hợp này cho trung tâm y tế gần nhất để họ có thể nhanh chóng theo dõi và điều tra.
Viêm gan B do virus đang là một mối quan tâm của cộng đồng khi có đến 20% trường hợp bị nhiễm siêu vi B mãn tính sẽ tiến triển thành xơ gan và có đến 2,5% số bệnh nhân xơ gan mỗi năm có nguy cơ bị ung thư gan. Khi đã mắc bệnh thì việc điều trị khá phức tạp, tốn kém, nên việc tiêm ngừa đã được nhiều nước trên thế giới đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia. Tiêm ngừa VGSVB cho trẻ sơ sinh vì nó mang lại rất nhiều lợi ích: phòng ngừa bệnh cho cả một thế hệ, trẻ bị nhiễm ở lứa tuổi sơ sinh rất dễ chuyển thành mãn tính và trở thành nguồn lây.
Tiêm phòng viêm gan B thế nào?
Theo NTD