Bệnh trĩ và phụ nữ mang thai

0
50
Bệnh trĩ là việc giãn tĩnh mạch trực tràng và là một trong những triệu chứng sinh lý phổ biến khi mang thai. Trĩ thường không tạo ra biến chứng vì chúng rất phổ biến: khoảng 20-50% phụ nữ sẽ bị bệnh trĩ khi mang thai ở một mức độ nhiều hay ít. Tuy nhiên nếu thai phụ đã có tiền sử trĩ thì khi mang thai tình trạng sẽ càng trở lên trầm trọng

Bệnh trĩ là việc giãn tĩnh mạch trực tràng và là một trong những triệu chứng sinh lý phổ biến khi mang thai. Trĩ thường không tạo ra biến chứng vì chúng rất phổ biến: khoảng 20-50% phụ nữ sẽ bị bệnh trĩ khi mang thai ở một mức độ nhiều hay ít. Tuy nhiên nếu thai phụ đã có tiền sử trĩ thì khi mang thai tình trạng sẽ càng trở lên trầm trọng

 

Bệnh trĩ là gì?

 

Bệnh trĩ là bệnh giãn tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng gây sưng hoặc xuất huyết. Bệnh gây ngứa và khó chịu nhẹ, nếu nặng hơn sẽ gây đau đớn, thậm chí là chảy máu trực tràng. 

 

Nguyên nhân

 

– Do tử cung phát triển gây áp lực lên tĩnh mạch vùng xương chậu cũng như tất cả các mô và cơ khác của người mẹ làm chậm sự lưu thông máu khiến cách tĩnh mạch bị căng giãn hết cỡ

 

– Do nội tiết thai tăng lên trong thai kỳ cũng tạo ra áp lực lên các thành tĩnh mạch khiến những vùng này dễ dàng bị sưng, giãn ra và yếu dần. Đặc biệt, progesterone gây nên bệnh táo bón bằng cách làm chậm sự tiêu hóa trong đường ruột của người mẹ. 

 

– Do sự gia tăng tổng lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ (có thể tăng hơn 40% so với bình thường) Tất cả các chất lỏng này được thêm vào cơ thể, trong khi vẫn sẽ được vận chuyển bằng hệ thống tĩnh mạch và động mạch như cũ những lại phải hoạt động mạnh hơn để bơm máu trở lại tim và phổi của người mẹ giúp nhận thêm oxi

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Tiền sử bệnh trĩ : Bệnh trĩ sẽ phát triển thêm khi bạn mang thai. Áp lực trong giai đoạn thứ II của thời kì mang thai cũng sẽ dẫn đến việc bệnh trĩ phát triển. Nếu giai đoạn hai này lâu và bị kéo dài cũng sẽ là một mối đe dọa lớn tới bệnh nhân.

 

– Táo bón kéo dài cùng với việc cố gắng đi vệ sinh cũng khiến thai phụ đối mặt với bênh trĩ và gia tăng mức độ trĩ khi có tiền sử bệnh trĩ 

 

Triệu chứng

 

– Chảy máu rất dễ nhận ra, nhưng thai phụ sẽ có thể bị lầm tưởng do táo bón hoặc các vấn đề về đường tiêu hoá, nếu chảy máu kèm theo các biểu hiện đau rát, ngứa và xuất hiện nhiều lần thì thai phụ đã bị bệnh trĩ.

 

– Sa búi trĩ thường xuất hiện sau. Mới đầu, búi trĩ lòi ra và tự thụt vào được, nhưng sau đó nó không tự tụt vào được và phải thường xuyên ở ngoài.

 

Biến chứng

 

– Chảy máu kéo dài gây mất máu: Khi thành mạch máu giãn ra thì sẽ mỏng rất dễ thủng, dễ rách, dễ vỡ gây chảy máu gây thiếu máu. Nếu búi trĩ to, nhiều tĩnh mạch thì có thể gây chảy máu nhiều càng dễ dẫn đến thiếu máu trầm trọng rất nguy hiểm đến tính mạng.

 

– Đau rát: Khi búi trĩ to, thòi ra ngoài (độ 3 và 4) gây đau đớn nhất là có hiện tượng cọ xát khi vận động, đi lại.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

 

– Gây tắc nghẽn: Búi trĩ to làm cho máu đông lại thành cục, gây tắc nghẽn và gây đau dữ dội.

 

– Bội nhiễm: Nếu trĩ thòi ra ngoài lâu, chảy máu liên tục thì rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn bởi vì hậu môn là đường ra của phân và nước tiểu mà trong phân có vô số vi khuẩn gây bệnh.

 

– Ngoài ra còn có một số biến chứng như: Vỡ búi trĩ, gây các bệnh thứ phát kèm theo như nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn trực tràng

 

Điều trị

 

– Về điều trị, tùy cấp độ của bệnh trĩ mà có các phương pháp trị liệu khác nhau. Tuy nhiên đối với thai phụ bị trĩ thì phương thức điều trị sẽ hạn chế hơn do các thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến thai nhi

 

– Điều trị nội khoa bằng kem bôi, thuốc mỡ, thuốc nhét hậu môn để hạn chế ảnh hưởng tới thai nhi. Việc sử dụng thuốc điều trị cho thai phụ cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 

– Ngoài điều trị nội khoa thai phụ có thể kết hợp với một số biện pháp cái thiện bệnh trĩ như: Giữ vệ sinh vùng hậu môn, tấm nước ấm và tránh ngồi quá lâu khiến tăng áp lực đối với tĩnh mạch ở hậu môn, ăn nhiều chất xơ để hạn chế táo bón, tập luyện thế dục thẻ thao để tăng nhu động ruột.

 

Phòng bệnh

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn nhiều rau, củ, quả, và uống nhiều nước không ăn nhiều muối, nhiều đường, không sử dụng thức ăn có chất kích thích

 

– Phụ nữ mang thai nên cố gắng tránh bị lị, táo bón và viêm đại tràng; có tâm lý thoải mái vì nếu bị stress thường xuyên sẽ dễ bị viêm đại tràng chức năng.

 

– Khi đã bị bệnh trĩ, cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh, tránh ngồi xổm, thường xuyên thể dục với các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,…

 

 

Bệnh trĩ là bệnh thường gặp khi mang thai gây khó chịu và ảnh hưởng tới chức năng đi cầu của phụ nữ. Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị kịp thời cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé không chỉ trong thai kỳ mà cả khoảng thời gian sau sinh.

Theo NTD

Bệnh trĩ và phụ nữ mang thai

 

Theo NTD