Những ảnh hưởng của nhiễm độc thai nghén đến thai phụ và thai nhi

0
65
Nhiễm độc thai nghén là một tình trạng bệnh lý diến ra trong thời kỳ mang thai, bệnh gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi như sẩy thai, sinh non, ngạt sơ sinh khi đẻ hoặc tiền sản giật, sản giật.

 

Nhiễm độc thai nghén là gì?

 

Nhiễm độc thai nghén là tình trạng bệnh lý diễn ra trong thời gian mang thai, nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện sớm hoặc muộn trong thai kỳ.

 

nhiễm độc thai nghén, nôn nghén, tiền sản giật, sản giật, đề phòng sản giật, huyết áp cao, sảy thai, sinh non,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Nhiễm độc thai nghén sớm: Xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ, với biểu hiện chủ yếu là tình trạng nôn mửa rất nặng.

 

Nhiễm độc thai nghén nặng: Xảy ra ở 3 tháng cuối với các biểu hiện như cao huyêt sáp, phù chi dưới hoặc phù toàn thân, có protein niệu.

 

Trường hợp nguy cơ cao: thai phụ có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, viêm cầu thận, thai phụ to béo, mang thai đôi, nhiều nước ối, có bệnh tiểu đường… Phụ nữ mang thai lần đầu, phụ nữ mang thai dưới 20 và trên 40 tuổi.

 

Ảnh hưởng của nhiễm độc thai nghén

 

Cho mẹ

 

Trường hợp nhiễm độc thai nghén sớm: mất nước, rối loạn điện giải cho cơ thể, gầy sút cân.

 

Trường hợp nhiêm độc thai nghén muộn: gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là tiền sản gật, sản giật.

 

Tiền sản giật: Thai phụ thấy choáng váng, có hiện tượng mờ mắt, buồn nôn, chân phù nặng, nước tiểu ít nhưng lượng protein tăng, huyết áp tăng. 

 

nhiễm độc thai nghén, nôn nghén, tiền sản giật, sản giật, đề phòng sản giật, huyết áp cao, sảy thai, sinh non,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Sản giật: Thường xảy ra ở thời kỳ cuối thai nghén (tuần thứ 30 trở đi), trong khi chuyển dạ và sau đẻ. Sản phụ lên cơn giật và hôn mê có kèm theo phù, tăng huyết áp, protein niệu. Sản giật không được xử lý sẽ dẫn đến suy tim, phù phổi, chảy máu não, thậm chí tử vong.

 

Dù đã được điều trị với những thai phụ đã có biến chứng sản giật vẫn có thể để lại di chứng như bệnh cao huyết áp, viêm thận, mù mắt, liệt nửa người…

Thai nhi

 

Gây sẩy thai giai đoạn sớm, sinh non giai đoạn muộn.

 

Suy dinh dưỡng bào thai, thai nhi chậm phát triển, ngạt sau sinh, thậm chí bị chết trong tử cung.

 

Đề phòng sản giật

 

Cần theo dõi, quản lý thai nghén tốt.

 

Khi có thai cần chú ý đủ chất dinh dưỡng một cách hợp lý (đường, đạm, vitamin, các chất vi lượng, uống bổ sung viên sắt, axit folic…).

 

nhiễm độc thai nghén, nôn nghén, tiền sản giật, sản giật, đề phòng sản giật, huyết áp cao, sảy thai, sinh non,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Chú ý đi khám thai định kỳ, nếu thấy phù cần đi khám thai ngay dù chưa đến hẹn để được kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu.

 

Với sản phụ được phát hiện dấu hiệu tiền sản giật ở tuyến dưới cần chuyển lên bệnh viện tuyến trên để được theo dõi và điều trị.

 

Nhiễm độc thai nghén dù ở giai đoạn nào của thai kỳ thì cũng gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy việc theo dõi thai đầy đủ và điều trị ngay khi có dấu hiệu bất thường là rất quan trọng với thai phụ.

Theo NTD

Những ảnh hưởng của nhiễm độc thai nghén đến thai phụ và thai nhi

 

Theo NTD