Bệnh tan huyết ở trẻ sơ sinh xẩy ra khi các kháng thể hình thành trong máu mẹ để phản ứng lại sự xâm nhập tuần hoàn mẹ của kháng nguyên ngoại lai. Các kháng thể này đi ua bánh rau phá hủy tế bào của thai có chưa kháng nguyên ngoại lai. Tương kỵ nhóm máu PRh là nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh tan huyết, song nó cũng có thể do tương kỵ nhóm máu AOB khi các hemolysin có phân tử alpha và beta nhở xuất hiện, hoặc do sự hiện diệncủa các kháng thể khác nhau, chảng hạn như kháng thể Duffy và kháng thể Kell.
Có thai là thời gian mà người PN dễ bị tiếp xúc với kháng nguyên kích thích do các tế bào của thai nhi lọt vào tuần hoàn mẹ. Hiện tượng này xẩy ra đôi khi vào lúc bong rau, cụ thể là vào giai đoạn 3 của cuộc chuyển dạ. Nó cũng có thể xẩy ra trong khi sẩy thaihoặc chẩy máu trước khi đẻ hoặc do các biện pháp ngoại khao như chọc dò buồng ối hoặc xoay thai ngoài.
Ảnh hưởng đối với thai nhi và trẻ sơ sinh
Nền tảng của bệnh là một thiếu máu tan huyết gây nên do tác động của kháng thể Albumin kháng Rh của mẹ. Các hàm lượng Bilirubin không kết hợp tăng lên và có tình trạng tạo huyết bù.
Trong thể nặng nhát thì quá trình này gây nên phù thai nhi mà bao giờ cũng làm thai chết trong tử cung hoặc không lâu sau sinh. Ở đâu mức độ nặng của thiếu máu dẫn đến suy thai và phù toàn thân. Công việc chẩn đoán tiền sinh có thể dựa vào siêu âm.
Thiếu máu bẩm sinh ở trẻ sơ sinh: Là một bệnh cảnh tan huyết nhẹ:
Đứa trẻ : xanh xao
Gan : hơi to lên
Lách: hơi to lên
Máu: thiếu máu nhẹ. Hb 13 – 15g/dl. Có ít HC lưới, Bilirubin hiếm khi tăng
Nước tiểu : XN mật âm tính
Hoàng đảm do thai: Bệnh cảnh tan huyết nặng
Đứa trẻ có vàng da rất đậm xuất hiện sau sinh vài phút
Gan to
Lách to lên rất nhiều
Thiếu máu ngày càng tăng nhanh, nhiều HC lưới, HC non, nguyên HC và bạch cầu non, Bilirubin trực tiếp và giáp tiến cao và tăng lên tiếp
Nước tiểu: xét nghiệm mật dương tính.
Bất đồng nhóm máu Rh có thể gây ra một số bệnh về máu cho thai
Theo NTD