Tiêm phòng cho trẻ là gì?
Tiêm phòng ở trẻ là một hình thức đưa vắc-xin vào cơ thể trẻ nhằm kích thích hệ thống miễn dịch phát triển, giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh để chủ động phòng bệnh.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc- xin
Các phản ứng tại chỗ sau khi tiêm phòng thường gặp gồm:
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Trẻ thường sốt sau khi tiêm từ 1 giờ đến 1 ngày (tiêm phòng bệnh thương hàn, ho gà) hoặc 10-15 ngày (tiêm phòng bệnh sởi hoặc quai bị). Đa số trường hợp sốt nhẹ (có khi sốt cao hơn 39 độ C) kèm theo vật vã, quấy khóc, bỏ ăn. Những trẻ lớn đã biết nói sõi có thể kêu nhức đầu. Sốt do tiêm phòng chưa gây tai biến nguy hiểm nào cho trẻ.
– Một số trẻ được tiêm phòng có các phản ứng ngoài da, biểu hiện bằng các nốt ban, mề đay, mẩn ngứa toàn thân, nhất là ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm và tiền sử dị ứng. Các phản ứng này có thể kéo dài 3-6 ngày. Phản ứng ngoài da thường tự khỏi.
– Đau, sưng đỏ ở các chỗ tiêm thường kéo dài từ một vài giờ đến hơn 1 ngày, và thường làm cho trẻ quấy khóc. Ngoài ra cũng đôi khi xuất hiện những nốt cứng hay nốt dưới da nhỏ bằng hạt đậu, có khi viêm tấy đỏ và có thể tồn tại tới 2-3 tuần mới khỏi.
– Sau khi tiêm phòng trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mất ngủ, dễ kích động và có cảm giác bứt dứt khó chịu, quấy khóc.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Cách xử trí
Sau khi tiêm, bố mẹ nên cho trẻ ở lại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi xem trẻ có những biểu hiện dị ứng với thuốc không để được xử lý kịp thời.
– Sốt: Cho trẻ mặc quần áo chất liệu thoáng mát, lau mát cho trẻ bằng nước ấm và cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38.5 ºCtheo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế.
– Sưng đau tại chỗ tiêm: Có thể chườm lạnh tại nơi tiêm bằng cách dùng khăn thấm nước lạnh sạch chườm vào chỗ tiêm.
– Cho trẻ bú mẹ, ăn uống bình thường, uống nước nhiều hơn. Trong trường hợp này thì không nên ép con ăn, trẻ biếng ăn thì có thể cung cấp thức ăn dưới dạng chất lỏng (nước, nước trái cây, sữa…)
Ảnh minh họa: Nguồn internet
-Đảm bảo môi trường trong nhà thoải mái đối với trẻ – đúng nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Vì phòng quá nóng hoặc quá lạnh sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ.
Nếu thấy trẻ xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm như dưới đây thì bố mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị:
– Sốt cao từ 38,5˚ trở lên, uống thuốc hạ sốt nhưng không giảm. Thấy hiện tượng sưng đau, tấy đỏ quanh chỗ tiêm ngày càng nặng hơn.
– Co giật hoặc co giật giống như động kinh. Cở thể tím tái, khó thở, mất ý thức. Trẻ quấy khóc, la hét dữ dội kèm theo bỏ bú.
Những tác dụng phụ thông thường cha mẹ có thể được nghe giải thích từ nhân viên y tế sau khi tiêm, những dấu hiệu đó có thể tự điều trị và chăm sóc cho trẻ tại nhà. Những trường hợp trẻ dị ứng vói vắc- xin, sốt cao dùng thuốc không đỡ, trẻ có triệu chứng co giật, ….cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện
Xử trí khi bé bị tác dụng phụ sau khi tiêm phòng
Theo NTD