Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ

0
32
Đưa trẻ đi tiêm ngừa là một việc làm hết sức cần thiết của các bậc Cha mẹ vì những lợi ích trong việc bảo vệ sức khoẻ cho trẻ nhằm để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau cho con em mình, tiêm ngừa giúp ngăn chặn được nhiều đại dịch bệnh nguy hiểm, chính việc tiêm ngừa đã cứu sống hàng triệu triệu người trên thế giới.

 

1.Tầm quan trọng của việc tiêm ngừa

 

Đưa trẻ đi tiêm phòng là một việc làm hết sức cần thiết của các bậc Cha mẹ vì những lợi ích trong việc bảo vệ sức khoẻ cho trẻ nhằm để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau cho con em mình, tiêm phòng giúp ngăn chặn được nhiều đại dịch bệnh nguy hiểm, chính việc tiêm phòng đã cứu sống hàng triệu triệu người trên thế giới.

Trong những năm gần đây dưới sự tác động mạnh mẽ và hiệu quả của chương trình tiêm chủng quốc gia cùng với sự phát triển mạnh của đất nước đã làm cho ý thức tiêm phòng của người dân ngày một nâng cao và việc tiêm phòng trở nên phổ biến trong dân chúng. Ngoài việc tiêm phòng các bệnh theo qui định của chương trình quốc gia các bậc cha mẹ còn đưa con em của mình tiêm phòng thêm một số bệnh khác mà trong chương trình tiêm chủng mở rộng không có, đây quả là một tín hiệu đáng mừng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho con em của chúng ta.

Tuy nhiên trong quá trình đưa trẻ đi tiêm phòng đã có không ít những bà mẹ băn khoăn lo lắng và không hiểu rõ khi nào thì đưa bé đi tiêm phòng được? sau khi tiêm xong thì phải làm gì…?

Để giúp cho các bậc phụ huynh hiểu rõ và an tâm hơn trong việc đưa các cháu bé đi tiêm phòng chúng tôi xin cung cấp một vài điều cần chú ý khi tiêm phòng.

 

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

 

2.Khi nào thì đưa trẻ đi tiêm phòng

 

    Lứa tuổi tiêm phòng

 

Đối với các trẻ nhỏ hơn 12 tháng việc tiêm phòng nên được thực hiện theo yêu cầu của chương trình y tế quốc gia. Ngoài ra trong lứa tuổi này trẻ có thể tiêm được 2 loại vắc xin khác ngoài chương trình đó là: Vắc xin phòng Viêm màng não mủ HIB, và vắc xin phòng Cúm.
Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên việc tiêm phòng trong chương trình tiêm chủng quốc gia không còn tiếp tục nữa, khi đó các bạn nên đưa con em của mình đến các trung tâm tiêm phòng để được tiêm các loại vắc xin khác cần thiết cho trẻ như:

 

Tiêm nhắc lại Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván-Bại liệt.

 

Tiêm nhắc lại Viêm gan siêu vi B.

 

Viêm màng não mủ do HIB

 

Viêm não Nhật Bản

 

Viêm màng não mủ do não mô cầu A+C

 

Trái rạ

 

Sởi – Quai bị- Rubella

 

Thương hàn

 

Cúm

 

Viêm màng não-viêm phổi do phế cầu, ….

 

  1. Tình trạng sức khoẻ của bé

 

Các trường hợp sau đây vẫn có thể cho trẻ tiêm phòng như thường lệ:

 

Trẻ bị sốt nhẹ

 

Trẻ đang bị tiêu chảy nhẹ.

 

Trẻ bị suy dinh dưỡng.

 

Trẻ bị ho, chảy mũi…mà hiện không có sốt.

 

Trẻ đang mọc răng, đang được đi du lịch…

 

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

 

  1. Khi nào không nên đưa trẻ đi tiêm phòng

 

Trong một số trường hợp việc tiêm phòng có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm cho trẻ. Những trường hợp này việc tiêm phòng sẽ được hoãn lại và chờ ý kiến quyết định của BS chuyên khoa. Những trường hợp đó gồm có:

 

Trẻ đang sốt cao.

 

Trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính.

 

Đang bị viêm da mủ, hoặc bệnh chàm ngoài da (eczéma).

 

Trẻ đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi, tràn dịch (có nước) màng phổi…, nhất là đang có bệnh ở thận (như viêm thận mạn tính v.v…).

 

Trẻ mới khỏi các bệnh nói trên, nhưng còn đang trong thời kỳ hồi sức.

 

Trong từng trường hợp các  Bác sĩ sẽ xem xét cụ thể tình trạng của bé và quyết định có nên tiêm phòng hay không.

 

  1. Một số phản ứng sau khi tiêm phòng

 

Sốt: sau khi tiêm trẻ có thể bị sốt nhẹ, đây là phản ứng bình thường của cơ thể với thuốc tiêm phòng và có thể hoàn toàn tự khỏi sau 1-2 ngày. Một số trẻ có thể bị sốt cao từ 390C trở lên khi đó các cháu mới cần đến việc dùng thuốc hạ sốt. Do đó chúng ta hoàn toàn không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt dự phòng ngay sau khi trẻ vừa được tiêm phòng vì làm như vậy là hoàn toàn không có lợi và đôi khi sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.

 

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

 

Chỗ tiêm bị sưng đỏ, đauvấn đề này có thể tồn tại đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại. có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chổ tiêm để làm giảm đau cho trẻ.

 

Dị ứng: có thể là Ban mề đay, ngứa toàn thân… phản ứng này thường xảy ra ở trẻ có hay bị dị ứng, các biểu hiện dị ứng này thường tự khỏi sau 1 vài ngày, nhưng nếu trẻ thấy khó chịu nhiều thì đôi khi phải dùng một số thuốc chống dị ứng.

 

Một số phản ứng khác: hiếm gặp hơn như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não…các phản ứng này thường nặng và cần phải có sự chăm sóc tích cực của thấy thuốc.

 

Tóm lại:

Việc tiêm phòng cho trẻ luôn luôn là cần thiết, vì những lợi ích to lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ của trẻ, những phản ứng tạm thời của 1 số trường hợp không gây nguy hại cho trẻ, và cũng không làm giảm tác dụng phòng bệnh của việc tiêm ngừa.

Chỉ có 1 số trường hợp cần tránh tiêm phòng trong 1 thời gian.

Trước khi cho trẻ tiêm phòng, bà mẹ nên báo cho nhân viên tiêm phòng biết về tình trạng sức khoẻ trước đây và hiện nay của trẻ, để nhân viên y tế cân nhắc trước khi tiêm phòng và có thể hoãn lại ngày tiêm nếu cần thiết. Tốt hơn nữa, nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi đưa trẻ đến nơi tiêm phòng.

Sau khi tiêm phòng vẫn cho trẻ tắm rửa, ăn uống như thường lệ, và nên theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé sau 1 thời gian.

Chú ý:

 

Các loại vắc xin tiêm phòng sẽ phát huy hiệu quả cao nhất nếu bạn tiêm đủ liều và đúng theo lịch tiêm phòng.

 

Phải chủ động tiêm phòng trước khi có dịch bệnh xảy ra, không nên thấy có dịch bệnh rồi mới đi tiêm phòng vì như vậy hiệu quả của việc tiêm phòng sẽ không cao, và rất dễ xảy ra tình trạng thiếu thuốc tiêm phòng.

 

 

CửaSổTìnhYêu

Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ

 

Theo NTD