Biến chứng của tiêm phòng

0
27
Không thể phủ nhận lợi ích của việc tiêm vắc xin đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích tích cực, tiêm vắc xin còn tiềm ẩn những nguy cơ, hệ lụy. Chính vì thế, các bậc cha mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản dưới đây khi cho trẻ tiêm vắc xin.

 

Lợi ích của tiêm phòng

 

– Dùng vắc-xin để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa hay tiêm ngừa, chích ngừa.Cho đến nay chủng ngừa vẫn được xem là cách phòng bệnh rất hữu hiệu.

 

– Vắc-xin chủng ngừa là những chế phẩm sinh học (dùng mầm bệnh chết, sống hay một phần mầm bệnh) được dùng đưa vào cơ thể nhằm tạo ra những kháng thể đặc hiệu để khi nhiễm mầm bệnh thật, cơ thể có kháng thể sẽ chống trả và tiêu diệt được mầm bệnh.

 

 

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

 

Những biến chứng có thể xảy ra

 

– Vắc-xin sống, giảm độc lực có thể gây bệnh cho người bị suy giảm miễn dịch, hoặc một mầm bệnh bị làm giảm độc lực tìm lại được độc tính của mình và gây bệnh.

 

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

– Đặc biệt, có nguy cơ nhiễm các tác nhân gây bệnh khác nhiễm vào trong chế phẩm vắc-xin. Điều này bắt buộc quy trình sản xuất, bảo quản và sử dụng vắc-xin phải hết sức chặt chẽ.

 

– Bị bệnh miễn dịch sau khi tiêm vắc-xin chủng ngừa:  Ví dụ như Vắc-xin ngừa ho gà có thể gây sốc phản vệ kèm di chứng thần kinh với xác suất 10-4 hoặc 10-6. Việc tinh lọc vắc-xin này làm tăng mức an toàn để tránh bệnh miễn dịch như vừa nêu nhưng có thể làm giảm hiệu quả của vắc-xin.

 

– Có những trẻ có cơ địa quá nhạy cảm, hoặc bản thân khi tiêm đã bị nhiễm trùng mà cha mẹ không biết. Khi đó, cơ thể đang mệt mỏi, lại phải tiêm thêm kháng nguyên khác. Như vậy, cơ thể đã ốm lại chống chọi với kháng nguyên từ vắc xin nên có trường hợp tử vong.

 

– Trong quá trình tiêm mỗi cơ thể phản ứng với vắc xin khác nhau nên có trẻ sau tiêm bị sốt nhẹ, sốt cao, có trẻ bị sốc phản vệ. Hiện tượng này xảy ra do kháng nguyên trong vắc xin khi vào cơ thể gây phản ứng. Nếu cơ thể phản ứng mạnh để bảo vệ thì sẽ gây sốt cao. Trẻ bị sốt khiến nhịp tim đập nhanh, khi đó, nếu trẻ tiềm tàng bệnh tim bẩm sinh sẽ dễ bị tử vong sau tiêm.

 

Cách khắc phục

 

– Không nên tiêm nhiều vắc- xin trong cùng một ngày

 

– Không tiêm trong trường hợp trẻ đang bị dị ứng, có tiền sử dị ứng nặng, sốt cao, trẻ mắc bệnh nặng

 

– Theo dõi các dấu hiệu của trẻ sau khi đi tiêm phòng tại các cơ sở y tế trong vòng 30 phút nếu thấy bình thường có thể cho trẻ về. Trong trường hợp thấy trẻ sốt cao, li bì,..cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế

 

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

 

Tiêm chủng là một trong những điều cần thiết giúp trẻ phát triển và bảo vệ trẻ em khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên bất kỳ một hình thức đưa một chất lạ vào trong cơ thể đều có thể có những tascd ụng phụ và tai biến nhất định. Với những tác dụng phụ thông thường thì cha mẹ có thể chăm sóc con ngay tại nhà. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám ngay.

Theo NTD

Biến chứng của tiêm phòng

 

Theo NTD