Não của trẻ phát triển thế nào?
– Não trẻ khi mới sinh ra được hình thành bởi 100 tỷ tế bào, và con số này tăng theo cấp số lũy thừa khi não của trẻ bắt đầu phát triển.
– Các bộ phận khác của não phát triển ở mức độ khác nhau, đến 1 tuổi, thị lực của bé đã phát triển như ở người lớn. Thính lực, tuy đã hoàn thiện lúc mới sinh, nhưng sau 3 tháng bé mới có thể nhận biết và dõi theo tiếng nói của bạn. Hàng loạt các hình ảnh, âm thanh, sự tiếp xúc,… đi vào não bé và hình thành trung tâm điều hành chức năng.
Nguồn ảnh: Internet.
Sự phát triển trí não của trẻ từ 1- 6 tuổi
Giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi:
– Bé bắt đầu tự thích ăn bằng thìa, leo cầu thang, khả năng phối hợp tay và mắt của bé phát triển, bé có thể lật từng trang sách, biết tự cởi giày hoặc có thể tự rửa tay.
– Khả năng sáng tạo, tưởng tượng và tập trung của bé cũng bắt đầu phát triển trong thời gian này, bé cũng sử dụng thành thạo khoảng 40 từ ngữ,biết gọi tên đồ vật, bộ phận cơ thể.
Khi bé từ 2 đến 3 tuổi:
– Sự phát triển trí não của bé càng dễ nhận biết hơn, bé có thể tự ăn, thích tự mặc quần áo, tự gài nút. Bé nhận biết màu sắc chính xác hơn, biết đếm số.
– Thời điểm này cần chú ý đến vấn đề giao tiếp của trẻ: Bé rất thích nói chuyện, nghe kể chuyện, hát và thích kể lại cho người thân nghe về các trò chơi đã chơi và học trong ngày. Thời điểm này bé bắt đầu nhận biết được thái độ, cảm xúc của người đối diện như buồn, vui hoặc giận dữ.
Khi bé 3 đến 4 tuổi:
– Bé bắt đầu hoạt động tích cực hơn, len lỏi khắp mọi nơi trong nhà. Khả năng phối hợp mắt và tay phát triển, bé có thể sắp xếp đồ vật theo hình dạng, phân loại theo màu sắc.
– Khả năng tập trung tăng, bé có thể ngồi nghe bạn kể chuyện ít nhất 5 phút, lắng nghe và hát theo một bài hát nào đó. Bắt đầu hỏi “tại sao? và phát ra âm thanh thể hiện cảm xúc vui buồn.
Khi bé 4 đến 6 tuổi:
– Bé thể hiện sự khéo léo và hướng tới độ chính xác trong các hoạt động và trò chơi, bé có thể nhớ tên mình tên bố mẹ, địa chỉ nhà, số điện thoại phòng khi đi lạc.
– Khi bé 5- 6 tuổi bé đã biết cách dùng cử chỉ hoặc lời nói để vỗ về an ủi khi ai đó không vui, khả năng phát triển trí não bình thường của một em bé sẽ giúp em vẽ được tranh dù còn nguệch ngoạc. Khi bé 6 tuổi bé có thể đọc được khoảng 10 từ trong bảng chữ cái, vốn từ vựng có thể lên đến 5000 từ.
Nguồn ảnh: Internet.
Những yếu tố cần thiết cho sự phát triển trí não
Chế độ ăn uống: Dinh dưỡng là nhân tố quan trọng, quyết định và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ, trong đó có phát triển trí não.
– Chọn những thực phẩm có các dưỡng chất đầy đủ như: chất đạm, chất béo (omega 3, omega 6, DHA, AA, phosphor, lipit), lutein, lucleotid, kẽm, sắt, choline, taurine, axit folic, chất xơ, khoáng chất ( canxi, iod), vitamin (A B C D E K)…
Sự quan tâm chăm sóc, gắn bó của gia đình, đặc biệt là cha mẹ
– Đã có những tài liệu cụ thể cho thấy trẻ em nhận được sự quan tâm và gắn bó của người lớn sẽ có một nền tảng giáo dục vững chắc.
– Khi nói chuyện với trẻ chính là lúc thể hiện tất cả các hành động giao tiếp tinh tế nhất, kể cả các cử chỉ, điệu bộ, sự hiểu biết lẫn nhau. Sự gần gũi của mọi người trong gia đình, bố mẹ chính là nền tảng cho sự phát triển trí não của trẻ.
Môi trường sống:
– Những kinh nghiệm và môi trường ban đầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển não bộ của trẻ em. Đây là lý do tại sao gia đình giúp hình thành cơ cấu sinh học của não trẻ em.
– Mối quan hệ mang tính chất hỗ trợ, yêu thương và nhất quán giữa trẻ em và cha mẹ chúng chính là chìa khóa cho sự phát triển lành mạnh của não bộ.
Nguồn ảnh: Internet.
Các hoạt động vui chơi, giải trí cho bé:
– Đọc sách là một cách để kết nối mật thiết với sự phát triển trí óc của trẻ, điều này cũng giúp trẻ tập và làm quen với ngôn ngữ. Cùng đọc sách với bé là cách tuyệt vời giúp gần gũi, thân mật hơn với bé.
– Sự hấp dẫn của các món đồ chơi hay các thiết bị giúp bé phát triển trí thông minh nằm ở chỗ bạn biết mua đúng món.
– Khuyến khích trẻ em tham gia các sinh hoạt thể chất, như nhào lộn, đạp xe, chơi bóng, nhảy và chạy.
Giai đoạn từ 12 tháng đến khi trẻ 6 tuổi, trí não của trẻ bắt đầu phát triển mạnh và hoàn thiện, do vậy các yếu tố chăm sóc trẻ về thể chất và tinh thần ảnh hưởng rất lớn. Do vậy để bé được phát triển toàn diện, cha mẹ cần phải chăm sóc, nuôi dưỡng, che chở, sưởi ấm và cho bé ngủ. Những mối quan hệ của bé với người chăm sóc bé từ nhỏ sẽ ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển não bộ của bé.
Sự phát triển trí não của trẻ từ 1- 6 tuổi
Theo NTD