Cơ bắp và vai trò của cơ bắp với cơ thể con người
Cơ bắp được cấu tạo bởi những sợi cơ dài đan xen nhau, khi co vào, giãn ra thì sinh ra cử động. Có hai kiểu cơ bắp chính trong cơ thể – cơ bắp không chủ động và cơ bắp chủ động. Cơ bắp không chủ động thường hoạt động không có sự kiểm soát của ý thức,bao gồm các cơ tim và cơ của hệ thống tiêu hóa. Cơ bắp chu động – là các cơ bắp thuộc bộ xương, có thể kiểm soát được bằng ý thức và chính các cơ bắp này là nguồn gốc các cử động chân tay mà ta trông thấy.
Một số cơ bắp được tạo nên để giãn ra và co lại mau lẹ, tạo ra những động tác chuyên biệt, ví dụ như khi giơ tay lên hoặc khi đã bóng. Trong khi những cơ bắp khác như cơ bắp cột sống chẳng hạn, lại được tạo nên để duy trì thế co vào trong những thời gian dài. Trong cơ thể có khoảng trên 600 cơ bắp được đặt tên; hình dưới đây mô tả một số trong những cơ bắp lớn và dễ thấy nhất.
Cơ bắp phát triển như thế nào?
Mặc dù lúc mới sinh, em bé của bạn có thể cử động rất khỏe và tất cả các cơ bắp đều đã hình thành cả rồi nhưng chúng chưa được phát triển hoàn toàn và sẽ còn tăng trưởng cả về chiều dài, chiều rộng và độ dày khi em bé phát triển. Ba yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển cư cơ bắp là các nội tiết tố trong cơ thể, sự hoạt động về thể chất và chế độ ăn. Trước tuổi niên thiếu, có rất ít khác biệt giữa cơ bắp con trai và cơ bắp con gái, cả về mặt khối lượng lẫn sức lực. Nếu có khác biệt thì phần lớn, đó là khuynh hướng con trai dành nhiều thời gian hơn con gái cho những hoạt động đòi hỏi sức mạnh thể chất. Tuy nhiên, sau tuổi thiếu niên, các kích thích tố nam đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khối lượng và sức lực lớn hơn con ở con trai.
Muốn phát triển một cách đầy đủ, các cơ bắp cần phải được sử dụng, nếu không sử dụng tới chúng, các cơ bắp thực sự sẽ teo đi. Một đứa trẻ được những buổi hoạt động và thể chất đòi hỏi sức lực ngày một gia tăng, đứa bé đó sẽ có những cơ bắp lớn hơn, khỏe hơn, động tác phối hợp tốt hơn so với một đứa trẻ ít tập thể dục, ít hoạt động hoặc một đứa trẻ được cha, mẹ quá ư che chở, ngăn chẳng cho làm gì cả. Tuy nhiên, một số trẻ em tỏ ra có những cơ bắp có sức chịu đựng deo dai, trong khi có những đứa khác lại mau mệt hơn, do đó bạn hãy cố gắng để cho con bạn tự đặt giới hạn cho sức mình. Bạn đừng trông chờ con mình tiếp tục cho đến lúc kiệt sức; mặt khác, nếu cháu tỏ ra đầy sinh lực, bạn cũng đừng cố bắt cháu ngưng, không tiếp tục, sau khi những đứa trẻ khác đã bỏ cuộc. Bạn cứ để cháu tự xét giới hạn của mình.
Cơ bắp hoạt động như thế nào?
Cơ bắp vốn có một bộ phận lớn ở giữa thường gọi là phần “bụng”, ở mỗi đầu thì mỏng đi. Các đầu cơ bắp gắn vào xương hoặc là trực tiếp hoặc là nhờ dải nhỏ hẹp, gọi là dây gân. Đa sô các cơ bắp thuộc bộ xương hoạt động theo từng cặp, để khi cơ nọ co thì vơ kia duỗi. Muốn gập khuỷu tay, cơ nhị đầu co lại và cơ tam đầu duỗi ra. Để duỗi khuỷu tau thì cơ tam đầu co lại và cơ nhị đầu duỗi ra.
Như vậy nếu muốn trẻ phát triển tốt về cơ bắp và thể lực thì các bậc cha mẹ cần tạo điều kiện cho con hoạt động và tập thể dục mỗi ngày. Cha mẹ không nên giữ hay quá che chở trẻ sẽ khiến trẻ dần mất đi sự tự tin và khi trẻ ít vận động thì sự linh hoạt cũng không được tốt như những bạn có hoạt động thể lực trong ngày nhiều hơn.
Theo NTD