Sự phát triển về vận động
Vận động thô
– Thông thường đến tháng thứ 7 trẻ đã có khả năng lẫy, bò. Bé linh hoạt hơn trước rất nhiều, bé có thể nằm sấp vui chơi, xoay người để nhìn một cái gì đó và nâng người, với tay để chộp đồ chơi, bò quanh giường hoặc dưới sàn nhà.
– Bé có thể tự ngồi dậy. Tuy đôi lúc đầu vẫn gập về trước nhưng hầu như bé đã có thể dùng hai tay để chống đỡ thân người.
– Khi nằm ở nơi bằng phẳng, bé sẽ vận động liên tục, còn biết cầm chân của mình hoặc bất cứ vật gì ở bên cạnh để cho vào miệng. Nhưng bé lại mau chóng không chịu ở tư thế nằm ngửa và tự động lật người.
– Khi nằm ngửa, bé biết cong lưng lên để mình có thể nhìn được xung quanh.
– Ở trong phòng, bé bắt đầu bò đến những nơi mà mình muốn đến, cũng có thể ngồi lết để di chuyển.
– Cũng có thể vịn vào vật để đứng lên; nhưng sau khi đứng lên, bé cần có sự giúp đỡ của người lớn mới có thể ngồi xuống được.
– Khi bế tay bé để bé đứng lên, một chân của bé sẽ đặt trước chân kia.
– Biết tự vươn tay để lấy đồ chơi, cũng bắt đầu học cách nhặt đồ chơi.
Ảnh minh họa: nguồn internet
Vận động tinh
– Có thể dùng ngón trái, ngón trỏ, ngón giữa để cầm khối xếp hình; biết phối hợp ngón cái và ngón trỏ để cầm đồ vật; biết nhặt những vật nhỏ từ dưới đất lên.
– Bé có thể lắc lục lạc ít nhất là 3 phút.
– Khi bé lấy đồ chơi, tay bé cố gắng hướng đến đồ chơi và tập trung toàn bộ tinh thần.
Khả năng thích ứng
– Khi người lớn lắc lục lạc rồi đặt bên cạnh bé, bé sẽ cầm lấy lục lạc và bắt chước lắc theo.
– Khi cầm búp bê để chơi đùa với bé, bé sẽ đuổi theo búp bê trong tay người lớn.
– Khi đặt khối xếp hình trước mặt bé, hai tay bé sẽ cầm hai khối hơn 1 phút và còn biết đập chúng vào nhau.
– Cho một quả bóng nhỏ vào trong cái lọ miệng rộng, rồi đưa cho bé, bé biết đổ quả bóng từ trong lọ ra; khi thấy quả bóng lăn ra, bé sẽ đưa tay cầm lấy.
Ảnh minh họa: nguồn internet
Sự phát triển ngôn ngữ
– Khi chơi đùa với người khác hoặc ở một mình bé sẽ tự nhiên phát ra âm thanh.
– Bé biết bắt chước ngữ điệu của người lớn, biết kêu to và sẽ lên tiếng khi cảm thấy vừa lòng.
– Bắt đầu bắt chước động tác ở miệng và cằm của người lớn như ho….
– Khi khi thấy những âm thanh mang ý nghĩa phủ định như “không”, bé sẽ tạm thời ngừng lại nhưng sẽ mau chóng tiếp tục động tác đang dang dở đó.
– Khi nghe những âm thanh quen thuộc như tên mình, tiếng chuông điện thoại… bé sẽ có phản ứng như quay đầu hoặc xoay người lại.
– Bé biết dùng ngôn ngữ thân thể để giao lưu với người khác, như thấy bố mẹ, bé sẽ đưa tay đòi bế, lắc đầu khi không đồng ý, nếu có người lấy đồ chơi bé sẽ khóc.
Ảnh minh họa: nguồn internet
Thay đổi hành vi giao tiếp
– Bé sẽ tỏ ra hiếu kì và phấn khích khi nhìn thấy sự vật mới. Khi nhìn thấy mình trong gương, bé sẽ ra phía sau gương để tìm kiếm.
– Bắt đầu quan sát hành vi của người lớn, khi người lớn đứng trước mặt bé và đưa hai tay để gọi bé, bé sẽ cười và đưa tay ra để đòi bế.
– Biết bắt chước hành vi của người lớn, khi người lớn mi gió và yêu cầu bé làm lại, bé sẽ làm theo. Khi chơi trò vỗ tay với bé, bé sẽ tích cực phối hợp và cố bắt chước.
– Có thể nghe hiểu lời nói và tình cảm của người lớn, dần dần biết cách phân biệt tâm trạng của người lớn, như khi được khen, bé sẽ cười vui sướng; khi bị mắng, bé sẽ xịu mặt xuống; khi thấy mẹ vui vẻ thì bé sẽ cười; khi nghe bố trách mắng thì bé sẽ cười…
– Bắt đầu có cảm giác sợ, sợ xa bố mẹ.
Bước sang tháng thứ 7 là tháng bé đã có những sự thay đổi về tư duy cũng như cảm xúc. Cha mẹ cần hiểu sự phát triển và thay đổi này để chăm sóc bé tốt hơn. Đến tháng thứ 7 trẻ đã có khả năng nhận biết cảm xúc của người khác như khi bạn cười bé sẽ cười theo, hoặc khi bạn nhăn mặt khó chịu trẻ có thể sợ hãi hoặc khóc…Bé cũng đã dần ý thức được mối quan hệ của mình với cha mẹ, với thế giới xung quanh. Do đó bé có thể khóc khi người lạ bế hoặc khi mẹ rời đi đâu đó.
Sự phát triển của trẻ tháng thứ 7
Theo NTD