Viêm loét giác mạc ở trẻ

0
46
Giác mạc là một mảnh mô mỏng, trong suốt nằm phía trước con ngươi mắt, có nhiệm vụ bảo vệ mắt và góp phần vào hoạt động khúc xạ của mắt. Vì là một lớp rất mỏng, lại là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên giác mạc rất dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virut hoặc nấm xâm nhập.

 

Tổng quan về viêm loét giác mạc

 

Viêm loét giác mạc là một bệnh lý rất nặng nề và trầm trọng của mắt. Đây là tình trạng giác mạc bị hoại tử sinh mủ gây ra vết loét ăn sâu xuống chiều dày giác mạc có thể gây thủng giác mạc.Bệnh điều trị rất khó khăn, nếu khỏi cũng thường để lại di chứng nặng nề, làm giảm thị lực trầm trọng, gây mù loà.

 

Đây là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, nguyên nhân thường do các yếu tố bên ngoài làm tổn thương giác mạc tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập vào gây viêm loét giác mạc

 

Nguyên nhân

 

viêm loét giác mạc, nguyên nhân, dị vật, dụi mắt, biến chứng bệnh về mắt, biểu hiện, sợ sáng, mắt đỏ, mí sưng húp, nhức mắt, mù lòa, điều trị, nội khoa, ngoại khoa,

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Sau một chấn thương, trẻ đùa ngịch bị dị vật bắn vào mắt, bụi bẩn, cành cây quệt vào mắt, dụi mắt nhiều…

 

Sau các bệnh lý như: Viêm kết mạc,  đau mắt hột, hở mi, do liệt thần kinh, rối loạn chuyển hoá, khô mắt do thiếu vitamin A thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, tự ý dùng thuốc nhỏ mắt kéo dài mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa…

 

Biểu hiện

 

Đau nhức và chảy nước mắt: Mắt đau nhức nhối âm ỉ, từng lúc dội lên, bất cứ một tác động nào cũng làm tăng cảm giác đau (ánh sáng, va chạm).Khi trẻ tự mở mắt, hoặc vành mi mắt nước mắt sẽ chảy ràn rụa.

 

Chói, sợ ánh sáng: Trẻ nhắm nghiền mắt, mi co quáp rất khó mỏ, mắt sưng nề mọng.. Trẻ luôn chúi đầu vào lòng mẹ, không dám mở mắt..

 

Mắt nhìn mờ: Thị lực giảm tuỳ theo mức độ của bệnh

 

viêm loét giác mạc, nguyên nhân, dị vật, dụi mắt, biến chứng bệnh về mắt, biểu hiện, sợ sáng, mắt đỏ, mí sưng húp, nhức mắt, mù lòa, điều trị, nội khoa, ngoại khoa,

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Mắt đỏ: Đặc biệt đỏ nhiều quanh tròng đen. Đôi khi sẽ thấy một ngấn mủ màu trắng ở trước tròng đen. Xuất hiện đốm trắng to hay nhỏ ở trên giác mạc, nhưng thường ở trung tâm giác mạc.

 

Biến chứng

 

Bệnh viêm loét giác mạc nếu tiến triển nặng, vết loét càng rộng sẽ dẫn đến biến chứng như sẹo giác mạc, teo nhãn, lồi mắt cua, giảm thị lực thậm chí mù lòa nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách.

 

Ðiều trị

 

Khi trẻ có các triệu trứng của viêm loét giác mạc khi đến cơ sở y tế sẽ được các bác sĩ chuyên khoa mắt khám và làm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây bệnh. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị thích hợp.

 

Điều trị nội khoa

 

Chống nhiễm trùng tại mắt: Rửa mắt bằng dung dịch kháng sinh tra ngày từ 6-8 lần, Thuốc mỡ tra ngày 3-4 lần, có thể tiêm kháng sinh dưới kết mạc hoặc cạnh nhãn cầu.Dùng kháng sinh toàn thân có thể uống hoặc tiêm.

 

Giảm đau chống dính: Tra thuốc chống dính bờ đồng tử, dùng thuốc giảm đau, an thần. Bên cạnh đó cần tăng cường dinh dưỡng tại giác mạc

 

viêm loét giác mạc, nguyên nhân, dị vật, dụi mắt, biến chứng bệnh về mắt, biểu hiện, sợ sáng, mắt đỏ, mí sưng húp, nhức mắt, mù lòa, điều trị, nội khoa, ngoại khoa,

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc điều trị tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng không mong muốn. Tuyệt đối không tra thuốc mỡ hoặc thuốc nước có cortison vào mắt bị viêm loét giác mạc.

 

Điều trị ngoại khoa

 

Loại trừ tác nhân gây viêm loét: Nếu do dị vật giác mạc phải lấy dị vật. Nếu do quặm phải mổ quặm sau khi viêm loét giác mạc đã được điều trị ổn định.

 

Ðiều trị biến chứng mủ tiền phòng bằng cách dùng kháng sinh, nếu mủ còn nhiều và đặc nên phẫu thuật tháo mủ, rửa sạch và bơm dung dịch kháng sinh vào tiền phòng. Nếu thủng giác mạc, phòi mống mắt, viêm mủ toàn bộ nhãn cầu phải phẫu thuật.

 

Để phòng ngừa bệnh viêm loét giác mạc, cần phòng tránh các nguyên nhân gây sang chấn vào giác mạc, không day dụi mắt khi có dị vật vào mắt, nếu lấy được ra rồi thì phải được theo dõi, dùng thuốc kháng sinh tra mắt, tuyệt đối không dùng các thuốc tra mắt có chứa corticoid như dexacol, Ticoldex…khi chưa có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. Khi có các triệu chứng đỏ mắt, cộm xốn trong mắt cần đi khám để phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm.

 

Theo NTD

Viêm loét giác mạc ở trẻ

 

Theo NTD