Thông liên nhĩ ở trẻ

0
60
Theo thống kê, cứ 1.000 trẻ em sinh ra thì có khoảng 8 trẻ mắc các chứng bệnh bẩm sinh về tim và có 6 – 8% trẻ bị mắc thông liên nhĩ. Bé gái thường bị mắc nhiều hơn bé trai. Trẻ mắc thông liên nhĩ thường không có biểu hiện rõ ràng để phát hiện, cần phải được thăm khám bởi bác sỹ chuyên khoa. Một số trẻ có lỗ thông liên nhĩ nhỏ có thể tự liền, còn đa phần cần phải can thiệp bằng phẫu thuật mới có thể vá lành.

 

Thông liên nhĩ (TLN) là gì?

 

Thông liên nhĩ là một dạng bệnh tim bẩm sinh làm cho máu chảy giữa hai buồng tim được gọi là nhĩ trái và nhĩ phải. Bình thường nhĩ trái và nhĩ phải tách biệt nhau bởi một vách được gọi là vách liên nhĩ. Nếu vách này bị khiếm khuyết hoặc không có, máu giàu oxy có thể chảy trực tiếp từ bên trái của tim để trộn với máu kém oxy ở bên phải của tim và ngược lại. Điều này có thể dẫn đến máu động mạch cung cấp cho não, các cơ quan và các mô có nồng độ oxy thấp hơn bình thường.

 

Thông liên nhĩ, trẻ em, bệnh tim bẩm sinh, máu động mạch, vách ngăn của tim, áp lực động mạch, vòng tuần hoàn máu, đường ống thông, nôn trớ.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Nguyên nhân trẻ mắc thông liên nhĩ

 

Theo những nghiên cứu của các chuyên gia ngành tim, lỗ TLN xuất hiện rất sớm trong quá trình bào thai phát triển. Ngay sau tuần lễ đầu tiên thai nghén hình thành tổ chức tế bào quy định phát triển tim đã hoạt động phân chia các vách ngăn của tim. Trong thời gian này, nếu người mẹ bị ốm hoặc vô tình dùng một số dược phẩm chống chỉ định cho phụ nữ có thai có thể làm ngừng lại quá trình phân chia hoàn thiện để lại một lỗ thông giữa các ngăn của tim.

 

Các nhà nghiên cứu cũng đề cập đến nguyên nhân do di truyền, TLN xuất hiện do khiếm khuyết về gen hoặc có sự bất bình thường ở nhiễm sắc thể. Tuy nhiên TLN do di truyền là rất hiếm. Hầu hết các trường hợp TLN đều có liên quan đến sức khỏe thai sản của bà mẹ trong quá trình mang thai.

 

Làm sao để phát hiện trẻ mắc thông liên nhĩ?

 

Trẻ em bị TLN có ý nghĩa thường được chẩn đoán trong tử cung hoặc lúc còn nhỏ nhờ siêu âm tim hoặc nghe tim khi khám thực thể. Bé bị TLN, lỗ thủng gây ra những tiếng rít đặc trưng có thể nghe thấy bằng ống nghe hoặc nhìn thấy bằng máy siêu âm mầu.

 

Hầu hết những đứa trẻ TLN không có biểu hiện triệu chứng bệnh ra ngoài. Bé vẫn phát triển bình thường, vẫn ăn ngủ và lớn lên. Một số trẻ có những biểu hiện bất bình thường như: Chậm lớn, kém ăn, hay nôn chớ, mệt mỏi, thở nông, hay mắc viêm phổi,…

 

Thông liên nhĩ, trẻ em, bệnh tim bẩm sinh, máu động mạch, vách ngăn của tim, áp lực động mạch, vòng tuần hoàn máu, đường ống thông, nôn trớ.

 

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Vì vậy, ngay cả khi bé không triệu chứng gì thì mỗi bé sinh ra tốt nhất nên đưa bé đến cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để khám, nhằm phát hiện và điều trị sớm bệnh TLN nói riêng và các bệnh tim bẩm sinh nói chung.

 

Hậu quả

 

Bệnh không được phát hiện sớm và điều trị sẽ để lại những hậu quả xấu đối với sức khỏe của bé. Trong đó loạn nhịp tim và suy tim là những biểu hiện sớm nhất và rõ nhất. Bên cạnh đó TLN sẽ làm tăng áp lực động mạch phổi khiến vòng tuần hoàn máu không bình thường, máu không lấy đủ oxy để nuôi cơ thể… bé sẽ không bao giờ có được sức khỏe và cơ thể phát triển bình thường. Hậu quả xấu nhất là tử vong.

 

Điều trị

 

Hiện nay, việc điều trị bệnh thông liên nhĩ đã không còn khó khăn nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y tế. Sau khi thăm khám, hội chẩn nếu đủ điều kiện bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để vá lại lỗ thông. Nhiều kỹ thuật mới đã được áp dụng trong phẫu thuật điều trị.

 

Đóng lỗ thông liên nhĩ có thể thực hiện bằng phẫu thuật tim hở với tuần hoàn ngoài cơ thể (đường mổ dọc xương ức, dưới sườn hoặc sau bên ở lưng). Đây là phương pháp điều trị kinh điển đã được áp dụng từ lâu. Hiện nay người ta có thể đóng qua da các lỗ TLN thứ phát mà còn có đủ gờ xung quanh lỗ thông đó bằng các loại dụng cụ đặc biệt.

 

Thông liên nhĩ, trẻ em, bệnh tim bẩm sinh, máu động mạch, vách ngăn của tim, áp lực động mạch, vòng tuần hoàn máu, đường ống thông, nôn trớ.

 

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Ngày nay nhiều bệnh viện ở Việt Nam đã tiến hành áp dụng kỹ thuật bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua đường ống thông. Với kỹ thuật này, bệnh nhân không còn phải chịu đựng phẫu thuật mổ tim kinh điển. Bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua đường ống thông là một kỹ thuật ít xâm lấn, chỉ qua một ống thông nhỏ từ tĩnh mạch đùi bệnh nhân, người ta đưa được thiết bị đặc biệt lên tim để đóng bịt được lỗ thông liên nhĩ. Với biện pháp điều trị này, thời gian nằm viện ngắn, ít đau đớn, không để lại sẹo trên ngực và không gây tâm lý nặng nề cho bệnh nhân về cuộc mổ tim. Thực tế đã chứng minh phương pháp mới này có hiệu quả rất tốt và khá an toàn.

 

Chăm sóc

 

Khi bé được phát hiện TLN việc chăm sóc bé sẽ phức tạp hơn so với trẻ bình thường. Trước hết phải giữ không để bé hoạt động thể lực thái quá. Uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Trong ăn uống chú ý để chế độ ăn của bé đầy đủ chất. Nên cho bé ăn làm nhiều bữa để tránh bị nôn trớ. Duy trì sự phát triển thể lực cho bé để có thể sẵn sàng cho việc mổ vá lỗ thông liên nhĩ.

 

 

Theo NTD

Thông liên nhĩ ở trẻ

 

Theo NTD