Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ

0
68
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em và gây ra những biến chứng và di chứng nặng nề nếu như trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu có thể có một hoặc nhiều triệu chứng nhứ sốt, quấy khóc, rối loạn tiêu hóa, đái buốt, đái rắt,…

 

Nhiễm khuẩn tiết niệu là gì?

 

Nhiễm khuẩn tiết niệu là tình trạng viêm đường tiết niệu được đặc trưng bởi tăng vi khuẩn niệu, bạch cầu niệu bất thường. Thuật ngữ viêm đường tiết niệu chỉ các tình trạng viêm nhiễm ở đường tiết niệu trên: viêm thận bể thận và ở đường tiết niệu dưới: viêm bàng quang.

 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ, Nguyên nhân, Triệu chứng, Biến trứng, cách điều trị, Phòng bệnh

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Nguyên nhân

 

– Bệnh chủ yếu gây ra bởi vi khuẩn E.Coli. Bệnh gây ra do vi khuẩn Proteus  thường  chỉ gặp  đối với  trẻ  trai trên 1 tuổi,  hoặc những trẻ  bị  sỏi  tiết niệu.

 

– Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây ra bởi vi khuẩn Klebsiella pneumoniae và Enterococcus thường chỉ gặp đối với trẻ sơ sinh. Những trẻ phải nằm viện vì bệnh thận- tiết niệu hoặc những bệnh có đặt thông tiểu, sau can thiệp ngọai khoa, thường kháng nhiều loại kháng sinh gây ra do vi khuẩn Staphylococcus albus, Pseudomonas aeruginosa và Klebsiella. Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ do nấm và siêu vi khuẩn thường hiếm gặp hơn.

 

Triệu chứng

 

– Dấu hiệu chung của bệnh là bắt đầu sốt nhẹ hoặc sốt kéo dài, có khi sốt cao, cũng có khoảng 10 – 15% bé không sốt mà thân nhiệt lại giảm, bé quấy khóc nhiều, bé còn có các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa như biếng ăn, nôn hoặc tiêu chảy. Trẻ mắc bệnh cũng có thể bị đái dắt, đái buốt, thời gian giữa hai lần đi tiểu ngắn lại. Hiện tượng đái buốt, đái dắt càng rõ nét hơn ở những trẻ lớn do trẻ đã nhận biết được. Nước tiểu của trẻ bị viêm đường tiểu có thể đục.

 

– Bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu là bệnh có các triệu chứng khác nhau, thay đổi theo lứa tuổi, giới tính… Tuy nhiên thông thường bệnh được chia ra hai nhóm chính:

 

Nhóm thứ nhất là nhiễm khuẩn tiết niệu

 

– Trẻ có triệu chứng như nhiễm khuẩn tiết niệu dưới gây nhiễm trùng nhẹ, vừa, đôi khi không có. Người bệnh thường cảm thấy đi tiểu khó, đái buốt, đái rắt. Trẻ đi tiểu thường quấy khóc.

 

– Trong nhóm này, nhiễm khuẩn tiết niệu trên có biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, sốt cao, rét run, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể biểu hiện của một nhiễm khuẩn huyết, sưng đau vùng thận, đau bụng hoặc vùng thắt lưng rối loạn tiêu hoá cấp. Ngoài ra nhiễm khuẩn tiết niệu không đặc hiệu rất hay gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng tương tự như hai loại trên.

 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ, Nguyên nhân, Triệu chứng, Biến trứng, cách điều trị, Phòng bệnh

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Nhóm thứ hai là nhóm nhiễm khuẩn tiết niệu không triệu chứng. Bệnh thuộc nhóm này thường khó phát hiện, chủ yếu phát hiện dựa vào xét nghiệm nước tiểu, hay gặp ở trẻ gái hơn trẻ trai.

 

Biến chứng

 

– Viêm thận bể thận cấp

 

– Áp xe quanh thận

 

– Nhiễm trùng huyết

 

– Suy thận cấp

 

– Trẻ em có trào ngược bàng quang niệu quản có thể gây nhiễm trùng thận nhanh chóng đưa đến suy thận cấp

 

Điều trị

 

Đối với các trường hợp viêm bàng quang, hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới: trẻ thường được điều trị ngoại trú tại nhà bằng một trong các loại kháng sinh uống theo đơn bác sĩ kê. Thời gian điều trị từ 5 – 7 ngày.

 

Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên: Tuỳ trường hợp các bác sĩ sẽ giữ trẻ lại nằm viện để điều trị. Nếu trẻ có tình trạng toàn thân tốt bác sĩ khám có thể sẽ cho trẻ uống kháng sinh và theo dõi. Các trường hợp nặng hơn phải nằm điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch, hoặc phối hợp kháng sinh.

 

– Khi phát hiện có các dị dạng, hoặc bất thường ở đường tiểu, như khít, hẹp bao qui đầu (ở bé trai)… thì cần phối hợp các biện pháp điều trị ngoại khoa. Thời gian và liệu trình điều trị phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

 

Phòng bệnh

 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ, Nguyên nhân, Triệu chứng, Biến trứng, cách điều trị, Phòng bệnh

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

– Để phòng tránh hiệu quả viêm đường tiết niệu ở các bé nên vệ sinh đúng cách, mỗi lần đi vệ sinh nên lau từ trước ra sau. Với trẻ nhỏ hơn cần thay tã sau khi trẻ đi vệ sinh xong và lau khô cho trẻ.

 

– Để trẻ uống nước thường xuyên, không được nhịn tiểu để tránh tình trạng nước tiểu ứ đọng trong bàng quang. Bổ sung hoa quả và rau vào trong chế độ ăn hàng ngày cho bé.

 

– Nếu trẻ có các dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường tiết niệu cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để khám và kiểm tra. Đồng thời các bậc cha mẹ cũng cần quan tâm hơn đến trẻ nhỏ, tập cho bé nếp sống tốt để tránh xa bệnh tật.

 

 

Nhiễm khuẩn tiết niệu thường gặp ở các bé gái hơn bé trai do cấu trúc niệu quản ngắn. Do tính chất biến hóa không lường cũng như những biến chứng bệnh có thể gây ra cho trẻ, các bậc phụ huynh cần xây dựng một phương pháp nuôi dạy trẻ đúng cách đặc biệt là vệ sinh thân thể, răng miệng cho trẻ giúp trẻ tránh xa khỏi bệnh này.

Theo NTD

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ

 

Theo NTD