Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ

0
56
Thiếu máu là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng Hemoglobin trong máu xuống thấp hơn giới hạn bình thường. Trong đó thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Thiếu máu do thiếu sắt sẽ làm trẻ biếng ăn, chậm lớn, bị suy dinh dưỡng, kém thông minh, chậm biết bò, ngồi, đứng, đi và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy…

 

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

 

Thiếu máu thiếu sắt thường gặp nhất trong các loại thiếu máu từ tháng thứ 6 đến 2 tuổi.

 

Dự trữ sắt thiếu do: Sinh non, sanh đôi, xuất huyết lúc thai kỳ ở người mẹ và điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, sinh đầy.

 

– Do sự mất cân bằng cung- cầu: Trong trường hợp trẻ lớn nhanh, nơi trẻ sơ sinh thiếu tháng và trẻ sơ sinh đủ tháng suy dinh dưỡng.

 

– Do cung cấp không đầy đủ: Chế độ ăn không cân bằng, thiếu đạm động vật, nhiều đường và bột, rối loạn hấp thu sắt ở ruột do tiêu chảy (bệnh Coeliaque, không dung nạp đạm từ sữa bò, bệnh Mucoviscidose, bệnh đường ruột xuất tiết).

 

Trong 1 số ít trường hợp, nguy cơ làm nặng thêm tình trạng thiếu sắt như:

 

– Mất chất sắt, qua đường tiêu hóa, do chảy máu lượng ít nhưng kéo dài, thường không rõ ràng (nghĩ đến viêm thực quản, u máu thành ruột, giun móc)

 

– Do tiêu thụ nhiều chất sắt: Trong các tình trạng viêm nhiễm kéo dài: nhiễm trùng mãn tính ở tai mũi họng, đường tiểu, đường hô hấp, bệnh toàn thân như bệnh tạo keo (collagénose).

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Triệu chứng

 

– Xanh xao kéo dài, không kèm triệu chứng nào khác trong một thời gian đầu, xanh xao thấy rõ ở lòng bàn tay, gan bàn chân, vành tai.

 

– Da xanh, niêm mạc nhợt, móng tay, móng chân nhợt nhạt, có thể có khía dễ gãy.

 

– Lạnh tay và chân.

 

Trẻ mệt mỏi, chậm phát triển, ít vận động, với trẻ lớn học kém tập trung.

 

– Mạch nhanh, tim to.

 

– Khó thở, thở nhanh.

 

– Suy dinh dưỡng, kém ăn, viêm teo gai lưỡi, kém hấp thu.

 

– Tăng khả năng nhiễm trùng.

 

 

Điều trị

 

Bổ sung sắt

 

– Uống chế phẩm của sắt trong 6-8 tuần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 

– Tiêm trong trường hợp không thể uống, không hấp thu được qua đường uống.

 

– Tăng cường thêm Vitamin C để tăng hấp thu sắt.

 

Truyền máu

 

– Chỉ định khi: Hb<50g/L

 

– Cần nâng nhanh lượng Hb (cần phẫu thuật, nhiễm khuẩn nặng)

 

– Suy tim do thiếu máu nặng.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Chế độ dinh dưỡng

 

– Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

 

– Bổ sung sữa có bổ sung sắt nếu không có sữa mẹ.

 

– Thức ăn bổ xung có nhiều sắt và vitamin C (từ động vật và thực vật)

 

– Bổ sung sắt cho trẻ sinh nhẹ cân.

 

Điều trị bệnh gây thiếu sắt

 

– Cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

 

– Điều trị các bệnh mãn tính đường ruột gây kém hấp thu sắt.

 

– Điều trị các nguyên nhân mất máu mãn tính.

 

Biến chứng

 

Vấn đề về tim: Dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc bất thường, có thể dẫn đến suy tim sung huyết.

 

Vấn đề về tăng trưởng: Nếu không điều trị có thể gây ra sự chậm trễ về thể chất và tâm thần ở trẻ. Ngoài ra thiếu máu thiếu sắt liêm kết với tỉ lệ lớn hơn của nhiễm độc chì và nhạy cảm tăng lên với nhiễm trùng.

 

Thần kinh bị hư hại: Vitamin B12 là điều cần thiết không chỉ cho sản xuất tế bào máu khỏe mạnh, mà còn cho chức năng khỏe mạnh thần kinh.

 

Suy giảm hệ thống miễn dịch, trẻ dễ mắc bệnh hơn các trẻ khác

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Phòng bệnh

 

– Bổ sung viên sắt trong thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ sản khoa. Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là các thực phẩm giàu sắt.

 

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú cho đến khi trẻ 24 tháng tuổi.

 

– Chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Trẻ trên 6 tháng cho trẻ ăn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ 4 nhóm thực phẩm (chất bột đường, chất đạm, chất béo, rau xanh).

 

– Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống để tránh nhiễm giun sán, không cho trẻ đi chân đất tránh nhiễm giun móc, tẩy giun định kì 6 tháng một lần với trẻ trên 2 tuổi.

 

– Điều trị các bệnh mắc phải: suy dinh dưỡng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm tai…

 

– Khi trẻ có biểu hiện thiếu sắt: thiếu máu, mệt mỏi, biếng ăn, học kém… cần cho đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

 

– Đặc biệt chú ý thực phẩm giàu sắt và vitamin C(giúp tăng cường hấp thu sắt): Ăn nhiều rau xanh và quả chín như bưởi, cam, quýt, chuối, xoài… một số phủ tạng động vật chứa nhiều sắt như tim, gan, thận, tiết nhưng cũng chứa nhiều cholesterol nên chỉ ăn tuần 1-2 lần.

 

 

Thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ, cũng như hệ miễn dịch, hệ thần kinh của trẻ sẽ kém phát triển. Do vậy, việc cần thiết là các bà mẹ tương lai cần được cung cấp đủ sắt qua chế độ dinh dưỡng và uống bổ sung viên sắt và cho trẻ bú mẹ trong vòng 6 tháng đầu

Theo NTD

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ

 

Theo NTD