Viêm thanh quản cấp ở trẻ.

0
45
Viêm thanh quản cấp do virut là một bệnh rất thường gặp khi thời tiết thay đổi, đặc biệt khi thời tiết chuyển khí hậu nóng lạnh đột ngột là yếu tố thuận lợi của bệnh viêm thanh quản cấp. Viêm nhiễm có thể lan nhanh từ mũi họng xuống thanh quản hoặc ngược lại.

 

Tổng quan về bệnh viêm thanh quản

 

Khi bị nhiễm trùng thanh quản, trẻ thường ho sặc sụa. Nó làm cho đường hô hấp bị viêm và sưng lên, gây ra đờm ở họng và mũi, làm cho việc hít và thở bị khó khăn. Khoảng 3% trẻ em bị mắc bệnh này mỗi năm. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.

 

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em diễn biến khá nguy hiểm do đặc điểm ở trẻ em là hiện tượng phù nề dữ dội trong khi kích thước đường thở của trẻ lại nhỏ chỉ bằng 1/3 người lớn, tổ chức liên kết vùng này lại lỏng lẻo nên dễ gây khó thở nặng và tử vong. Trẻ có nhiều khả năng bị mắc bệnh này nhiều lần. Bệnh thường xảy ra trong mùa thu và mùa xuân.

 

viêm thanh quản, trẻ nhỏ, nguyên nhân, virut, vi khuẩn, triệu chứng, chảy nước mũi, ho, sốt cao, khó thỏ, biến chứng, điều trị, phòng tránh

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Nguyên nhân gây bệnh

 

Nguyên nhân chủ yếu của viêm thanh quản ở trẻ là do virut thâm nhập vào thanh quản của trẻ gây ra, chủ yếu là do virut: influenza, virut APC, Myxovirut, virut cúm, á cúm…

 

Bên cạnh đó việc trẻ la hét nhiều hay trẻ bị bệnh lý trào ngược dạ dày làm axit trào ngược lên thanh quản, hay trẻ bị dị ứng cũng là những yếu tố gây ra tình trạng viêm thanh quản ở trẻ.

 

Triệu chứng của bệnh

 

Khó thở kèm theo tiếng khóc khàn, chảy nước mũi, đau họng, trẻ quấy khóc nhiều, ăn ít, ho ông ổng…

 

Khó thở xuất hiện vào ngày thứ tư đến ngày thứ mười của bệnh. Khó thở kiểu thanh quản tăng nhanh trong vòng vài giờ rồi chuyển thành khó thở nặng. Thỉnh thoảng lại xuất hiện một cơn co thắt thanh quản làm trẻ ngạt thở, trợn mắt, môi, mặt và đầu chi tím.

 

Triệu chứng toàn thân: sốt cao 39-40ºC, môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh nhỏ, rất khó bắt, soi thanh quản sẽ thấy niêm mạc nhiều xuất tiết nhầy, hai dây thanh xung huyết, dưới thanh môn có hai khối phù nề hình thoi màu đỏ che lấp hạ thanh môn – đây chính là nguyên nhân gây khó thở.

 

viêm thanh quản, trẻ nhỏ, nguyên nhân, virut, vi khuẩn, triệu chứng, chảy nước mũi, ho, sốt cao, khó thỏ, biến chứng, điều trị, phòng tránh

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Đôi khi quá trình viêm tạo nên những ổ áp-xe rồi vỡ loét do bội nhiễm làm mủ tràn xuống khí, phế quản dẫn đến viêm khí phế quản.

 

Bệnh tiến triển bất thường. Nếu diễn biến theo chiều hướng tốt, khó thở thuyên giảm sau vài ngày. Trong trường hợp xấu, khó thở ngày càng tăng và trẻ có thể tử vong trong vòng 24 giờ nếu không được xử trí kịp thời.

 

Điều trị

 

Cho trẻ thở oxy hỗ trợ, nếu thấy khó thở nặng, phải mở ngay một lỗ thở ở bên dưới chỗ phù nề thanh quản (mở khí quản).

 

Điều trị kháng sinh toàn thân đường tiêm nhóm ß lactam hoặc phối hợp với nhóm macrolid.

 

Tiêm tĩnh mạch các thuốc chống viêm, giảm phù nề nhóm corticoid.

 

Nếu có cơn co thắt, phải sử dụng thêm thuốc chống co thắt.

 

Sử dụng các thuốc an thần để tránh các kích thích tạo cơn khó thở;

 

viêm thanh quản, trẻ nhỏ, nguyên nhân, virut, vi khuẩn, triệu chứng, chảy nước mũi, ho, sốt cao, khó thỏ, biến chứng, điều trị, phòng tránh

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc cho trẻ trong trường hợp này cần tuyệt đối tuân theo ý kiến bác sỹ. Nâng cao thể trạng cho trẻ là điều cần thiết để giúp trẻ chống đỡ lại bệnh.

 

Phòng tránh

 

Vệ sinh sạch sẽ tay chân cho trẻ.

 

Không đưa trẻ đi chơi những chỗ đông người, nhất là khi đang có dịch, tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh.

 

Tránh không cho trẻ dưới 5 tuổi ra ngoài trời khi trời khuya.

 

Giữ ấm vùng cổ, ngực và bụng cho trẻ trong mùa lạnh.

 

 

Viêm thanh quản cso triệu chứng chính là gây khó thở và diễn biến nhanh, vì vậy việc phát hiện dấu hiệu bệnh và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm thiểu biến chứng nguy hiểm của viêm thanh quản cấp tính cho trẻ.

 

Theo NTD

Viêm thanh quản cấp ở trẻ.

 

Theo NTD