Rôm sảy ở trẻ

0
44
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi là đối chính bị bệnh rôm sảy. Bệnh rôm sảy ở trẻ chủ yếu nguyên nhân là do thời tiết, tuyến mồ hôi của trẻ bị tắc nghẽn sinh ra mụn rôm.Việc hiểu đúng và điều trị đúng giúp phòng tránh biến chứng do rôm sảy gây ra.

 

Nguyên nhân

 

– Do tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn: Việc tắc nghẽn do tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh dễ khiến mồ hôi không có đường thoát ra.

 

– Thời tiết nắng nóng ẩm, trẻ mặc quá nhiều quần áo gây nóng, chất liệu vải pha nilon.

 

– Trẻ bị sốt cao.

 

– Trẻ vẫn động với cường độ cao.

 

– Do một vài vi khuẩn trên da bài tiết chất nhờn gây tắc tuyến mồ hôi.

 

– Dùng kem, phấn rôm quá nhiều cho trẻ.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Dấu hiệu

 

– Ở trẻ rôm sảy chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng hoặc kẽ nách, bẹn.

 

– Xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ gây ngứa.

 

– Da nổi lên nhiều nốt sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng, mọc thành đám, có khi dày đặc.

 

– Trẻ gãi nhiều có thể xuất hiện mụn mủ và nhọt.

 

– Trên da xuất hiện nốt đỏ, nốt lớn dần, đỏ tấy, rất đau, xuất hiện mụn mủ sau 3- 4 ngày.

 

Điều trị

 

– Thông thường rôm sảy sẽ tự hết khi thời tiết mát mẻ hơn, rôm tự lặn hết, không gây hại gì, một số trường hợp vẫn phải điều trị.

 

– Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày.

 

– Không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

– Trường hợp chỉ mọc 1-2 nhọt, có thể bôi cồn iod hoặc dùng cao dán tiêu nhọt. Nhọt mềm có thể đến cơ sở y tế tháo mủ.

 

– Trường hợp nhọt lên liên tiếp cần cho trẻ đi khám tìm nguyên nhân.

 

– Nhọt mọc trên môi trên hay cánh mũi tuyệt đối không nặn, khám và điều trị sớm.

 

– Cho trẻ uống nhiều nước hơn, đặc biệt là nước hoa quả những ngày trẻ bị nổi rôm.

 

Biến chứng

 

Rôm sảy nếu không được điều trị hoặc vệ sinh cẩn thận có thể làm trẻ khó chịu, trẻ quấy khóc và hay gãi làm nhiễm khuẩn da, viêm da. Về lâu dài khi vi khuẩn phát triển có thể gây nhiễm khuẩn huyết, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang khi mụn nhọt tại môi trên, cánh mũi.

 

Cách phòng

 

– Không ủ bé quá kĩ hay mặc nhiều quần áo.

 

– Phòng trẻ thoáng mát, mặc quần áo rộng thoáng, thấm hút mồ hôi.

 

– Tắm rửa cho trẻ mỗi ngày, nhất là những ngày nắng nóng giữ da luôn sạch sẽ.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

– Hạn chế những thức ăn quá ngọt như chocolate, kẹo…

 

– Uống đủ nước, hạn chế cho trẻ ra ngoài nắng(từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều).

 

– Không nên thoa nhiều kem hay phấn lên da trẻ.

 

 

Rôm sảy là một bệnh ngoài da hay gặp ở trẻ nhỏ do tuyến mồ hôi bị bít tắc do vệ sinh hoặc chăm sóc da không đúng. Bệnh thường tự khỏi mà không nhất thiết phải điều trị nhưng nếu vệ sinh da trẻ không tốt có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả tính mạng. Việc phòng tránh và vệ sinh da cho trẻ mỗi ngày là cách phòng tránh tốt nhất.

Theo NTD

Rôm sảy ở trẻ

 

Theo NTD