Chữa viêm mũi, viêm họng cho trẻ như thế nào?

0
62
Viêm mũi, họng là chứng bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi. Triệu chứng của bệnh gồm: chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho, quấy khóc, không chịu ăn, đi tướt hoặc tiêu chảy.

 

Trẻ có thể bị ho, có đờm, có thể có kèm theo sốt nhẹ, đi tướt, có vài hạch nhỏ ở cổ. Nguyên nhân gây viêm mũi họng thường do vi rút và kéo dài trong vài ngày. Nếu bé bị sốt cao hoặc sốt nhẹ liên tục trong vòng ba, bốn ngày trở lên, bạn nên cho bé di khám bác sĩ ngay.

 

Nếu bé bị sốt cao hoặc sốt nhẹ liên tục trong vòng ba, bốn ngày trở lên, bạn nên cho bé di khám bác sĩ ngay. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

 

Tuy là bệnh nhẹ, nhưng viêm mũi họng ở trẻ em cũng có thể dẫn đến một số biến chứng như: viêm tai, viêm thanh quản, viêm phế quản và phổi. Vì vậy, bạn cần theo dõi chặt chẽ những triệu chứng bất thường như: sốt tăng lên đột ngột, trẻ quấy khóc nhiều hơn, có thể có nôn, trớ nhiều, khó thở, thở khò khè… để có thể phát hiện kịp thời các biến chứng và cho trẻ đi khám ngay khi cần thiết.

 

Viêm mũi họng cũng có thể bị đi bị lại, nhất là vào mùa đông và những lúc chuyển mùa khiến cho trẻ xuống sức và chậm lớn. Việc tái phát nhiều lần có thể liên quan đến một số yếu tố cơ thể như trẻ có cơ địa dị ứng, trẻ có sức đề kháng kém, thiếu sắt, còi xương, và các yếu tố môi trường như ô nhiễm, nhiều bụi phấn hoa, không khí trong nhà quá nóng, khô, quá lạnh, điều kiện không khí kém, có nhiều lông chó mèo, khói thuốc lá…

 

Cách chữa viêm mũi họng

 

Chỉ nên dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ trong một số trường hợp viêm mũi họng do vi khuẩn hoặc có bội nhiễm hoặc nguy cơ bị bội nhiễm. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

 

– Làm sạch mũi. Bạn có thể dùng các dụng cụ hút nước mũi cho bé, nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 9 phần nghìn, nước biển tinh khiết dạng phun sương, hoặc bằng các loại thuốc dành riêng cho trẻ em nếu cần thiết. Tránh dùng các thuốc có dầu và các loại thuốc làm co mạch máu. Với trẻ từ hai tuổi trở lên, bạn nên dạy cho trẻ cách xì mũi sạch.

 

– Với trẻ khoảng trên 7-8 tháng tuổi, theo kinh nghiệm đông y, bạn có thể cho con ngửi chút hơi bồ kết nướng (để vào trong một cái bát nhỏ) hoặc chút nước nóng có pha vài giọt tinh dầu có tác dụng thông và làm sạch mũi rất tốt, đặc biệt khi trẻ bị viêm mũi do vi rút.

 

Lưu ý: Khi sử dụng biện pháp này cần chú ý để tránh làm bỏng trẻ

 

– Làm ẩm kông khí trong phòng

 

– Cho bé nằm gối đầu hơi cao lên một chút để cho bé dễ thở hơn

 

– Chỉ nên dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ trong một số trường hợp viêm mũi họng do vi khuẩn hoặc có bội nhiễm hoặc nguy cơ bị bội nhiễm. Lưu ý rằng trước 6 tháng tuổi, trẻ thường ít mắc bệnh vì bé thừa hưởng kháng thể của mẹ truyền cho khi còn nằm trong bụng mẹ và qua sữa mẹ. Sau 6 tháng tuổi, trẻ phải tự chống chọi với các vi trùng và vi rút. Do đó, có thể coi mỗi lần bé bệnh là một lần cơ thể của cháu có dịp luyện tập để chống lại vi rút, vi khuẩn gây bệnh và tăng sức đề kháng của cơ thể. Bởi vậy, bạn cần tuân theo chỉ định có cân nhắc của bác sĩ trong việc dùng thuốc kháng sinh để chữa trị cho bé.

 

– Viêm mũi, họng thường là bệnh lành tính, chỉ cần chữa bằng vệ sinh mũi, họng; nhỏ mũi; hạ sốt nếu cần thiết. Bệnh thường khỏi sau vài ngày.

 

Trong trường hợp trẻ bị đi bị lại nhiều lần hoặc kéo dài quá lâu thì nên tìm nguyên nhân xem có liên quan đến các tác nhân gây dị ứng hay không? Trẻ có bị thiếu máu không? Hệ miễn dịch có bị suy giảm không?

 

 

 

Chữa viêm mũi, viêm họng cho trẻ như thế nào?

 

Theo NTD