Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ em
Hăm tã là hiện tượng vùng đùi, mông bé bị nổi mẩm đỏ, nặng dẫn đến nứt nẻ, đóng vảy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm. Các nguyên nhân gây hăm ở bé:
– Nguyên nhân chủ yếu là do bé bài tiết liên tục, việc vệ sinh, thay tã không kịp thời hoặc bé bị ủ quấn trong tã quá lâu mà gây nên.
– Nguyên nhân thứ hai cũng có thể do tắm bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Trẻ có thể bị hăm do phản ứng với các hóa chất trong bột giặt đã sử dụng để giặt xải hoặc thuốc tẩy vải
– Hay bé bị tiêu chảy cấp, hăm thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bị tiêu chảy
Điều mẹ cần làm
– Thường xuyên thay bỉm cho con, chịu khó vệ sinh cho bé thường xuyên, không được quấn tã chặt vừa khiến bé khó chịu mà bé dễ bị hăm.
– Mỗi lần thay tã cho bé thường lau rửa sạch sẽ cho bé bằng nước ấm (đã đun sôi để nguội) hay nước trà xanh ấm. Sau đó lấy khăn xô thấm khô, rồi dùng kem chống hăm bôi lên một lớp mỏng cho con. Mẹ của bé lưu ý chọn kem chống hăm an toàn cho làn da non nớt của bé, chiết xuất từ thành phần thiên nhiên, không chứa hóa chất bảo quản, tạo mùi hương… Mẹ của bé không nên bôi nhiều loại kem cùng 1 lúc cho bé nó sẽ làm giảm hiệu quả.
– Cho da bé tiếp xúc với không khí thông thoáng trong những thời gian ngắn sau khi thay tã, bỉm, giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng mau lành hơn.
– Khi bé đã bị hăm rồi không được dùng phấn rôm hay phấn thơm bôi vào vết hăm.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Khi nào cần đưa bé đến gặp bác sĩ
– Bé bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày, mẹ của bé đã làm theo hướng dẫn trên nhưng bé không khỏi
– Bé bị sốt
– Bé bị nổi nhiều mụn mủ
– Vùng hăm tã da đỏ tấy, có khuynh hướng lan rộng
– Bé bị tiêu chảy
Hăm tã rất thường gặp ở trẻ sơ sinh đến dưới 1 tuổi, nhưng lại dễ điều trị và phòng ngừa. Các mẹ nên chú ý đến việc chăm sóc và vệ sinh da bé để không phải gặp hiện tượng đó.
Theo NTD