Nhược thị ở trẻ

0
36
Nhược thị là tình trạng thị lực bị giảm do nhiều nguyên nhân, là hậu quả của các tật khúc xạ tại mắt. Có nhiều phương pháp để chẩn đoán chính xác có đúng trẻ bị nhược thị hay không, nên việc vệ sinh, bảo vệ mắt cho trẻ, kiểm tra thị lực định kỳ cũng là cách phòng ngừa nhược thị.

 

Nhược thị là gì?

 

Mắt bị nhược thị hay còn gọi là “ mắt lười” là hiện tượng sự suy giảm khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác, thị lực bị giảm sút mà không thể điều trị bằng cách chỉnh số kính.

 

nhược thị ở trẻ, giảm thị lực, tật khúc xạ, nguyên nhân nhược thị, phân loại nhược thị, nhược thị khúc xạ, đục thủy tinh thể, điều trị nhược thị

Nguồn ảnh: Internet.

 

Nếu không được phát hiện, điều trị sớm, bệnh sẽ không còn khả năng chữa khỏi. Nhược thị chiếm khoảng 1-4% dân số toàn cầu.

 

Nguyên nhân

 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến nhược thị là mắt lác, tại Việt Nam có 2-4% trẻ bị mắt lác và 50% trong số đó bị nhược thị.

Những tật khúc xạ (viễn thị, cận thị, loạn thị, lệch khúc xạ) nhưng không được phát hiện sớm, thị lực hai mắt không đều, đeo kính không đúng số cũng là nguy cơ mắc bệnh.

 

Có thể do trẻ bị các bệnh khác ở mắt như sụp mí bẩm sinh, đục thủy tinh thể bẩm sinh, sẹo giác mạc…

 

Phân loại nhược thị

 

Nhược thị sơ phát

 

Nhược thị khúc xạ: xuất hiện ở trẻ em trong trường hợp bị các tật khúc xạ về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị mà không được can thiệp bằng kính kịp thời, gây suy giảm thị lực.

 

Nhược thị do lác: có sự sai lệch về thì giác ở người mắt lác nhưng không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách.

 

Nhược thị do rối loạn hệ thần kinh trung ương: gây suy giảm thị lực rõ rệt.

 

nhược thị ở trẻ, giảm thị lực, tật khúc xạ, nguyên nhân nhược thị, phân loại nhược thị, nhược thị khúc xạ, đục thủy tinh thể, điều trị nhược thị

Nguồn ảnh: Internet.

 

Nhược thị thứ phát

 

Nhược thị do rung, giật nhãn cầu.

 

Nhược thị do ánh sáng không tới được võng mạc: gây ra bởi một số bệnh từ nhỏ như đục thủy tinh thể, sụp mí…

 

Nhược thị do tổn thương điểm vàng: do bệnh nhân mắc các bệnh ở trung tâm hoặc quanh võng mạc.

 

Nhược thị do tổn thương thần kinh: viêm thần kinh, ứ huyết trong mắt…

 

Nhược thị phức hợp: tổng hợp tất cả các nguyên nhân trên.

 

Điều trị

 

Hiệu quả điều trị sẽ phụ thuộc vào việc tìm được nguyên nhân gây bệnh.

 

Phương pháp bịt mắt lành để chữa nhược thị cho mắt lác là phương pháp được ứng dụng nhiều nhất do có hiệu quả nhanh, cao và dễ thực hiện nhất. Nhược thị còn được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, làm thay đổi thị hướng ngoại tâm lệch lạc của mắt nhược thị trở về thị hướng chính tâm.

 

Tập luyện phục hồi chức năng thị giác bằng các bài tập đơn giản như nhặt thóc. Trộn lẫn thóc với gạo rồi khuyến khích trẻ nhặt riêng từng loại. Nó vừa như trò chơi khiến trẻ thích thú lại vừa giúp trẻ chữa bệnh nhược thị hiệu quả. Hoặc có thể để trẻ tập bằng máy chuyên dụng với sự hướng dẫn của các bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên khoa.

 

nhược thị ở trẻ, giảm thị lực, tật khúc xạ, nguyên nhân nhược thị, phân loại nhược thị, nhược thị khúc xạ, đục thủy tinh thể, điều trị nhược thị

Nguồn ảnh: Internet.

 

Điều trị nhược thị cho trẻ trước 4 tuổi chỉ mất 1 tuần đến 1 tháng, nhưng khi trẻ 7 tuổi trở lên mới được phát hiện và điều trị thì cơ hội chữa khỏi bệnh hầu như không còn. Sau 1-2 năm mắc bệnh, thị lực của trẻ bị giảm nhiều, thậm chí, đến tuổi trưởng thành, thị lực của bệnh nhân giảm xuống mức 1/50, 1/100, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống…

 

 

Nhược thị ở trẻ có nhiều nguyên nhân gây nên nhưng bệnh hoàn toàn có thể được điều trị nếu phát hiện sớm hoặc có thể gây giảm thị lực, mù vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời. Dù cho trẻ chưa có vấn đề gì về mắt thì cha mẹ cũng vẫn cần cho trẻ đi khám mắt định kỳ thường xuyên.

Theo NTD

Nhược thị ở trẻ

 

Theo NTD