Răng sữa là gì?
– Răng sữa bắt đầu hình thành và cấu tạo từ trong bào thai và tiếp tục phát triển sau khi trẻ sinh ra.Răng sữa đầu tiên mọc lúc sáu tháng tuổi, sau đó trung bình cứ bốn tháng sẽ mọc các răng tiếp theo. Trẻ có đủ 20 răng sữa vào lứa tuổi từ 2 đến 2,5 tuổi.
– Răng sữa đóng vai trò lớn trong việc ăn, nhai, phát âm và thẩm mỹ cho gương mặt của trẻ. Răng sữa giữ chỗ trên xương hàm cho các răng vĩnh viễn sau này mọc lên đúng chỗ, đều và đẹp…
có lợi gì?
Chăm sóc răng miệng giúp loại trừ các vi khuẩn trong miệng, giúp hơi thở thơm tho, sảng khoái. Loại bỏ những mảnh vụn thức ăn, mảng bám còn sót lại trên răng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển ngăn ngừa sâu răng. Bảo vệ hàm răng khỏe, đẹp, không bị bệnh…
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách
Cho bé làm quen với việc làm sạch miệng trước khi bắt đầu mọc răng
Thông thường, vi khuẩn trong miệng không thể gây hại cho nướu khi răng bé chưa mọc. Ngay cả khi bé chưa mọc răng, việc vệ sinh nướu cho bé là rất quan trọng. Thời điểm này bé không cần phải sử dụng bất kì loại kem đánh răng nào. Đơn giản bạn chỉ cần quấn vải mềm hoặc gạc xung quanh ngón tay trỏ và chà xát nhẹ nhàng trên nướu của bé. Bố mẹ nên làm sạch răng của bé hai lần một ngày.
Bắt đầu chăm sóc răng cho trẻ ngay khi mới bắt đầu mọc
– Khi nào bé biết nhổ ra không nuốt kem đánh răng thì bắt đầu cho bé đánh răng (khi bé 2 tuổi). Bố mẹ nên chọn bàn chải có lông mềm, cấu trúc, kích cỡ phù hợp với răng miệng lứa tuổi của bé. Thuốc đánh răng của bé phải không cay, hơi ngọt và có mùi thơm, lại có chất phòng ngừa bệnh răng miệng và chất tẩy làm răng trắng. Chỉ bôi một lượng nhỏ bằng hạt đậu đen.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Cách đánh răng đúng: Với mặt ngoài răng, nghiêng bàn chải để lông bàn chải ép nhẹ lên lợi và răng, rồi rung nhẹ để lông bàn chải chui vào kẽ răng và di chuyển cho hết mặt ngoài của răng theo chiều lên và xuống. Với mặt trong răng, làm như mặt ngoài nhưng chú ý để bàn chải theo chiều thẳng đứng và cũng di chuyển lên xuống cho hết mặt trong răng. Với mặt nhai, lông bàn chải thẳng đứng trên mặt nhai, chải ngang từng đoạn ngắn.
– Khi đánh răng cho bé, cha mẹ sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng fluoride. Bố mẹ cũng cũng phải vệ sinh lưỡi cho bé để đánh bật vi khuẩn gây hôi miệng. Vệ sinh răng miệng cho bé đều đặn 2 lần/ngày. Thay thế bàn chải đánh răng khi lông bàn chải bị mòn và xòe ra.
Tìm kiếm những lỗ sâu răng
Dấu hiệu đầu tiên của sâu răng chính là răng ố màu. Cách tốt nhất để tránh sâu răng ở trẻ nhỏ là không bao giờ để bé đi ngủ với một chai sữa hoặc nước quả đang bú dở.
Nếu bé có thói quen đi ngủ khi đang bú bình thì sẽ không thể tẩy rửa răng của mình. Điều đó có nghĩa là những thức uống ngọt (sữa thường có chứa nhiều đường) đó sẽ bao phủ răng trẻ trong nhiều giờ đồng hồ. Nếu bé cần có bình mới ngủ yên được, bố mẹ nên thử cho trẻ một bình chỉ chứa nước lọc.
Cho trẻ uống nước sau mỗi bữa ăn: Chỉ cần một ít nước sau mỗi bữa ăn cũng có thể rửa sạch răng cho bé, loại bỏ những thức ăn thừa trong miệng.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Đảm bảo cung cấp đủ flour cho trẻ: Ngoài việc sử dụng kem đánh răng có flour, trẻ nên được cung cấp flour thông qua ăn uống rau củ quả tươi mát, cá biển, trứng, sữa tươi, gan… Flour vô cùng quan trọng trong việc phòng và thường được thêm vào thành phần của các loại nước uống vì lý do này.
Đưa trẻ tới nha sĩ: Nhiều cha mẹ đánh đồng lần đi tới nha sĩ đầu tiên là khi đưa trẻ tới nhổ răng. Nên đưa trẻ tới nha sĩ khi bé được khoảng 3 tuổi, trừ khi trước đó cháu bị đau răng hoặc có các vấn đề về răng miệng cần đến gặp nha sĩ. Thậm chí chuyến đi đó chỉ là để trẻ ngồi trên ghế, há miệng to và được khen ngợi về việc đã làm tốt như thế nào trong việc tự chăm sóc răng miệng của mình.
Bố mẹ và các thành viên trong gia đình cần làm gương, thúc đẩy và làm cho trẻ cảm thấy hăng hái, nhiệt tình, năng động trong việc chăm sóc hàm răng, hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách, thay bàn chải thường xuyên, khám nha khoa định kỳ…để đảm bảo hàm răng của trẻ luôn khỏe mạnh, đề phòng các bệnh về răng miệng. Răng miệng cần được chăm sóc ngay từ khi mọc để đảm bảo hiệu quả.
Chăm sóc răng miệng đúng cách khi bé mọc răng sữa.
Theo NTD