Rối loạn dương cương còn được gọi là rối loạn sinh dục hoặc suy nhược sinh dục, thường được viết tắt là ED (erectile dysfunction). Một cuộc khảo sát ở Mỹ cho biết có khoảng 1/3 số lượng nam giới ở độ tuổi từ 53 đến 90 mắc các chứng ED trong khoảng 3 tháng liền trước thời điểm khảo sát. Trong khi tại Việt Nam, theo một số liệu chưa chính thức, tỷ lệ nam giới ở độ tuổi từ 41 đến 50 mắc phải căn bệnh nầy đã lên đến 44%. Mới đây, một chuyên gia về sức khoẻ sinh sản có nêu lên con số 80% nam giới từ 35 tuổi trở lên bị suy giảm tình dục.
Bệnh có thể biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ không có khả năng đạt đến độ cứng đến không thể duy trì sự cương cứng đủ đáp ứng với nhu cầu giao hợp bình thường dù người bệnh vẫn có ham muốn. Suy nhược sinh dục kéo dài không chỉ ảnh hưởng xấu đến quan hệ hôn nhân, hạnh phúc gia đình mà còn tạo nên một ám ảnh tâm lý có thể làm rối loạn hoạt động nội tiết, nội tạng và tác động tiêu cực đến sức khoẻ toàn thân.
Điều trị
Điều trị cho loại rối loạn cương này bằng tư vấn, tâm lý liệu pháp, thay đổi lối sống bất lợi, tập luyện thể thao, sử dụng phối hợp các thuốc chống lo âu và thuốc ức chế men PDE-5 (phosphodiesterase) như: sildenafil, vardenafil hoặc tadalafil.
Trục trặc về mặt tâm lý có thể dẫn đến rối loạn tình dục. Tuy nhiên cần chú ý, cơ quan sinh dục ngoài của nam giới được xem như một mạch máu lớn nhất có cấu trúc đặc biệt, bất cứ rối loạn nào của hệ thần kinh, nội tiết, tuần hoàn,… cũng có thể tác động dẫn đến rối loạn cương.
Do đó, thầy thuốc không nên chẩn đoán ngay là “yếu” do tâm lý mà phải khám và xác định rõ trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Ngoài ra, hầu hết nguyên nhân hữu cơ thường kèm theo yếu tố tâm lý nên kết quả điều trị sẽ tốt hơn nếu phối hợp cả hai.
Rối loạn cương dương và cách điều trị
Theo NTD