Tổng quan
– Hội chứng viêm cầu thận cấp là biểu hiện lâm sàng của một thương tổn viêm cấp của những cầu thận, đặc trưng với sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu, protein niệu, phù và tăng huyết áp. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 3- 8 tuổi, rất ít trường hợp gặp dưới 2 tuổi
– Viêm cầu thận cấp ác tính hay viêm cầu thận bán cấp hiện nay được gọi là viêm cầu thận thể tiến triển nhanh. Tên gọi này đặc trưng cho bệnh là tiến triển nhanh, tử vong sớm do suy thận và ít khi người bệnh qua khỏi 6 tháng nếu không được điều trị .
Hình ảnh cầu thận: Nguồn internet
Nguyên nhân gây bệnh
Viêm cầu thận cấp do nhiễm khuẩn
– Nhiễm liên cầu tan huyết β nhóm A
– Nhiễm các vi khuẩn khác như tụ cầu, phế cầu, thương hàn,…
– Nhiễm virus quai bị, thủy đậu, Epstein Barr,…
– Nhiễm nấm, ký sinh trùng
Nguyên nhân khác
– Mắc luput ban đỏ hệ thống, viêm quanh động mạch dạng nút, xuất huyết dạng thấp.
– Các bệnh biểu hiện quá mẫn cảm với một số thuốc như Penicilline, Sulfamide, Vaccine hay một số thức ăn như tôm, cua.
Triệu chứng của bệnh
– Phù: Ban đầu xuất hiện ở mặt như nặng mi mắt thoáng qua rồi hết, nhưng cũng có thể lan ra toàn thân kèm cổ chướng. Đặc điểm của phù là phù trắng, mềm, ấn lõm, phù bắt đầu từ mặt, rồi lan dần xuống chân.
ảnh
– Cao huyết áp: xuất hiện trong tuần lễ đầu, nhưng nếu trẻ ko điều trị mà vẫn ăn mặn và bị nhiễm lạnh, huyết áp có thể tăng cao đột ngột gây ra các biến chứng nặng nề như: mạch chậm, tim to, khó thở, ho, tức ngực, chóng mặt…
Phù chân do viêm cầu thận cấp: Nguồn internet
– Đái máu: Trẻ mắc bệnh viêm cầu thận cấp thường đi tiểu màu đỏ hay màu trà đậm, bởi trong nước tiểu có nhiều hồng cầu, bạch cầu, trụ hồng cầu, trụ hạt
Biến chứng
Nếu không điều trị triệt để có thể dẫn đến suy thận mạn, vài trường hợp trầm trọng có thể có biến chứng cao huyết áp cấp cứu hoặc suy tim, thậm chí người bệnh có thể bị vô niệu, thận hư không lọc được nước tiểu, có thể gây tử vong nếu không được chạy thận nhân tạo.
Điều trị
– Người bệnh cần phải được nghỉ ngơi. Không có cách chữa trị đặc hiệu cho bệnh vì tổn thương thận là do phản ứng miễn dịch của cơ thể, thầy thuốc có thể dùng kháng sinh nếu tìm thấy chuỗi cầu trùng ở họng hay chỗ ghẻ chốc. Giảm ăn muối ở những bệnh nhân phù, cao huyết áp.
– Tùy theo mức độ tổn thương thận mà bệnh nhân phải hạn chế dùng thức ăn có chứa nhiều đạm. Có thể dùng thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của thầy thuốc. Nếu bị cao huyết áp cấp cứu, phải được chữa trị ở bệnh viện.
– Nghỉ ngơi, ăn uống : Ăn nhạt, hạn chế uống nước, nghỉ ngơi hợp lý.
– Kháng sinh : Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
– Điều trị phù : Hàng ngày cân, đo số lượng nước tiểu, huyết áp. Giữ ấm và vệ sinh răng miệng và thân thể.
– Điều trị tăng huyết áp : Sử dụng thuốc theo đơn của bác sỹ.
Phòng bệnh
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Cải thiện môi trường sống
– Vệ sinh da sạch sẽ, nhất là vào mùa đông
– giữ ấm vùng họng vào mùa đông
– Tiêm chủng đầy đủ, nâng cao sức đề kháng
– Tập thể dục để nâng cao sức khỏe
– Điều trị và phòng chống các bệnh tiêu chảy cấp, phong thấp, xử lý an toàn dược…để tránh các dị tật bẩm sinh.
Đa số các bệnh nhân mắc bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn. Dần dần các triệu chứng như phù nề, tiểu ít, huyết áp cao thường mất trong 1 – 2 tuần, huyết áp trở lại bình thường. Đi tiểu ra đạm hết trong vòng 3 đến 6 tháng và đi tiểu máu vi thể hết trong một năm. Bệnh viêm cầu thận cấp thường lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng khó điều trị. Do đó cha mẹ nên hết sức để phòng, tránh cho trẻ mắc phải bệnh này.
Hội chứng viêm cầu thận cấp ở trẻ
Theo NTD