Nguyên nhân
Do cơ địa
– Bệnh thường có tình chất gia đình, di truyền: Tiền sử trong gia đình bệnh nhân có người bị bệnh chàm thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này càng cao.
– Do rối loạn các hoạt động của cơ thể: Các cơ quan trong cơ thể hoạt động bị rối loạn chức năng như bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết cơ thể thay đổi cũng là nguyên nhân gây ra bệnh chàm rất phổ biến.
– Bé mắc phải một số căn bệnh: suyễn, viêm mũi xoang, viêm tai,…
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Do dị ứng
– Những hóa chất mà bố mẹ vô tình cho bé tiếp xúc như thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay,…
– Do tiếp xúc với đồ dung hàng ngày gây dị ứng: quần áo, chăn màn, giày dép, khăn len, mực in từ các tờ báo…
– Do ăn phải các thức ăn lạ, không phù hợp cơ địa: cá biển (đặc biệt là cá ngừ), mực, trăn, tôm, cua,…
Do sức đề kháng cơ thể yếu, chế độ ăn uống hàng ngày thiếu khoa học:
– Sức khỏe và khả năng đề kháng hạn chế là nguyên nhân khiến bệnh dễ phát sinh và nhanh chóng lây lan trên diện rộng của bề mặt da.
– Chế độ ăn uống thiếu cân bằng, thiếu hụt vitamin, ăn nhiều các thức ăn có đạm cao như tôm, cua, bò, gà, vịt xiêm, ba ba, ăn nhiều gia vị có tính cay nóng,….
Triệu chứng
Giai đoạn 1: Giai đoạn tấy đỏ
– Bắt đầu bằng ngứa và xuất hiện màng đỏ;
– Trên bề mặt da xuất hiện những hạt nhỏ có màu hơi trắng, sau đó tạo thành mụn nước.
Giai đoạn 2: Giai đoạn nổi mụn nước
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Các mụn nước xuất hiện sớm trên nền da đỏ, có khi lan ra vùng da lành, kích thước nhỏ, đôi khi chúng hợp lại tạo thành mụn nước lớn.
– Mụn nước nhỏ rất nông, có chứa dịch trong, sắp xếp thành mảng chi chít, dày đặc. Có thể có nhiều đợt mụn nước nổi lên ở nhiều giai đoạn khác nhau.
Giai đoạn 3: Giai đoạn chảy nước
– Mụn nước có thê bị vỡ do bệnh nhân gãi vì ngứa hoặc bị vỡ dập tự nhiên.
– Giai đoạn này mảng chàm lỗ chỗ nhiều vết trợt, rất dễ bị bội nhiễm.
Giai đoạn 4: Gia đoạn da nhẵn
– Sau một thời gian, sự xuất tiết giảm, khi chảy nước vàng, huyết thanh đọng lại trên mặt da làm thành những vảy tiết dày. Sau đó vảy tiết khô rồi bong ra để lại lớp da mỏng nhẵn bong.
– Giai đoạn này diễn ra khá nhanh trong 1-3 ngày.
Giai đoạn 5: Giai đoạn bong vảy da:
– Lớp da mỏng vừa tái tạo tự rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám.
– Da dày lên và tăng sắc tố do chàm.
Điều trị
– Tránh làm tổn thương năng hơn lên vùng da bị chàm của bé, chăm sóc phải hết sức nhẹ nhàng.
– Các vết chàm thường khô và ngứa nên phải dùng kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi ngoài da để giữ ẩm cho da
– Bôi thuốc sau khi tắm và trước khi đi ngủ để đảm bảo da sạch an toàn.
– Chế độ ăn phù hợp cân đối và cần tránh những thực phẩm có thể gây dị ứng khi mắc bệnh.
– Tránh việc tự ý mua thuốc về bôi, nên dùng dưới sự chỉ định của bác sỹ.
– Tại chỗ da bị chàm nên được vệ sinh bằng nước muối sinh lý, thuốc tím 1%…
Phòng bệnh
– Khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh sớm, ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
– Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho da bé vì trẻ nhỏ có làn da rất nhạy cảm.
– Nên cho bé năng vận động để có một cơ thể khỏe mạnh, kết hợp với dinh dưỡng tốt.
– Tránh tiếp xúc với các hóa chất mà người lớn vô tình cho bé dùng như sơn móng tay, nhuộm tóc, nhộm da…
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Tránh các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, các loại mốc, lông thú vật, tránh cho bé ăn các thực phẩm mà bé bị dị ứng như hải sản,…
Bệnh chàm là một bệnh không nguy hiểm những ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ngứa ngáy khó chịu cho bé. Khi phát hiện ra những biểu hiện này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các chuyên khoa Da liễu để điều trị bằng các thuốc bôi hoặc tránh các nguồn gây dị ứng cho trẻ. Nếu bệnh không được điều trị co thể trở thành chàm mạn tính và việc điều trị sẽ rất khó khăn.
Theo NTD