Nguyên nhân
Do nhiễm trùng, bệnh da (chàm hay tăng tiết bã nhờn ), nấm (Aspergillosis), sự kích thích thường xuyên ( ngoáy tai), dị ứng, chảy mủ mạn từ tai giữa…
Nguồn ảnh: Internet.
Để nước vào tai của trẻ trong khi tắm nhưng không được làm sạch tai kịp thời.
Triệu chứng
Dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng là cảm giác đầy tai, lùng bùng tai hay có thể ngứa. Sau đó ống tai sưng phồng và chảy mủ.
Ở giai đoạn này, tai rất đau đặc biệt là khi lắc vành tai. Ống tai có thể sưng nhiều làm bít ống tai và một bên mặt có thể đỏ.
Các hạch ở cổ có thể to ra và hàm có thể trở nên khó mở.
Với bé còn quá nhỏ và chưa biết nói có thể thấy bé chọc ngón tay vào tai hoặc chà xát tai bằng tay.
Với những trường hợp nặng cơn đau sẽ triền miên và dữ dội, bé có lẽ sẽ khóc và lấy tay bịt tai lại. Bé có thể sẽ bị sốt nhẹ (ít khi nhiều hơn một hoặc hai độ trên mức bình thường).
Nguồn ảnh: Internet.
Trong những trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng nhất, việc sưng tấy và đỏ lên có thể lan tỏa tới sâu trong ống tai hoặc toàn bộ tai bên ngoài.
Điều trị
Điều trị chung nhất gồm thuốc kháng sinh nhỏ tai (Cortisporin, Volsol, Cipro) có hay không có kèm kháng sinh uống. Những loại thuốc này nên dùng trực tiếp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu ống tai bị sưng đến nỗi thuốc không vào được, sẽ cần “một cái bấc” (một mảnh nhỏ vải hút nước hoặc bằng cotton) nhúng vào thuốc và giữ bấc trong ống tai. Trong trường hợp này, bấc sẽ cần thấm lại bằng thuốc nhỏ ba hoặc bốn lần một ngày.
Phòng bệnh
Không để nước vào tai trẻ, nếu có cần làm khô ngay bằng góc khăn mềm hoặc bảo trẻ lắc đầu với bé lớn hoặc dùng máy sấy tóc đặt cách tai khoảng một cánh tay với nhiệt độ thấp giúp tai luôn khô ráo.
Nguồn ảnh: Internet.
Với trẻ lớn khi đi bơi, không cho trẻ tiếp xúc lâu với nước, thường ít hơn 1 giờ, bác sĩ nhi khoa có thể cho đơn thuốc phòng nhỏ cho tai. Nút bịt tai hoặc mũ bơi cũng có thể giúp giữ đôi tai khô và ngăn ngừa bệnh viêm tai xảy ra.
Không làm sạch tai bé bằng miếng gạc cotton, ngón tay của bạn hoặc bằng bất kì vật nào. Bác sĩ của bé sẽ chỉ cách lấy ráy tai bằng một cái bông ngoáy tai hoặc bằng chất làm mềm ráy tai.
Viêm tai ngoài tuy không gây mất thính lực ngay cho trẻ nhưng lại có thể làm cho bé khó chịu và đau đớn. Chính vì vậy việc phòng ngừa viêm nhiễm ngay từ đầu qua việc chăm sóc bé là rất quan trọng, khi trẻ có những dấu hiệu đầu tiên của viêm tai ngoài thì nên cho trẻ đi khám sớm tại các chuyên khoa tai-mũi-họng để được điều trị kịp thời.
Theo NTD