Biến chứng do kỹ thuật
Có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra sau quá trình nạo hút thai, trong đó dễ gặp nhất là viêm nhiễm đường sinh dục. Bình thường, buồng tử cung vô khuẩn tuyệt đối. Khi thực hiện thủ thuật nạo hút thai, mặc dù các dụng cụ đã được tiệt trùng và các thao tác có được thực hiện cẩn thận bao nhiêu thì quá trình chảy máu vẫn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Nhẹ thì gây viêm nội mạc tử cung, nặng thì dẫn đến viêm dính tử cung, vòi trứng và có thể dẫn đến vô sinh. Nguy hiểm hơn nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu có thể gây nhiễm trùng máu làm người nạo, hút thai sau 2-3 ngày sẽ sốt dữ dội, khó thở, mê sảng… Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Các thao tác nạo, hút thai nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật có thể làm cho cổ tử cung bị rách thủng. Nếu không được phát hiện có thể dẫn tới hiện tượng chảy máu dữ dội và nguy cơ viêm nhiễm cao. Ngoài ra, trong các ca nạo, hút thai to, người ta sẽ phải gây mê, khi đó người phụ nữ có thể phải đối diện với nguy cơ bị phản ứng thuốc mê, có thể ảnh hưởng đến thần kinh, gây sốc hoặc tệ hơn là chết ngay lập tức.
Một trong các biến chứng thường gặp là sót nhau hoặc sót một phần thai, kế đến là nhiễm khuẩn, dính buồng tử cung hoặc thủng tử cung.
Cho đến nay chưa có những nghiên cứu cụ thể về tỉ lệ vô sinh sau nạo phá thai, nhưng thực tế có không ít các cặp vợ chồng bị vô sinh sau một lần nạo hút thai, nhất là việc nạo hút thai diễn ra ở những nơi không đảm bảo vô trùng. Vì vậy, y học vẫn cho rằng nạo hút thai vẫn có thể gây vô sinh. Có thể hạn chế được bằng nạo thai an toàn, vô trùng và có sử dụng thuốc kháng sinh sau nạo. Theo bác sĩ Lê Thị Phương Lan – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tắc vòi trứng chiếm tới 58% nguyên nhân gây nên các ca vô sinh thứ phát!
Chỉ một lần nạo hút thai, nguy cơ vô sinh của bạn sẽ tăng 5,2 lần! Nếu nơi bạn tìm đến cậy nhờ “giải quyết” là một cơ sở không phải bệnh viện, nguy cơ vô sinh sẽ cao gấp 3,7 lần nếu bạn đến bệnh viện. Biến chứng được coi là phổ biến nhất của tình trạng nạo phá thai bừa bãi chính là tắc vòi trứng.
Biến chứng về nội tiết và tâm lý
Thai nghén tạo ra những thay đổi lớn trong cơ thể người phụ nữ. Bất ngờ chấm dứt sự tồn tại của bào thai (phá thai) không thể không ảnh hưởng đến sự hoạt động của các bộ phận và các mô trong cơ thể. Có trường hợp sau khi phá thai, chức năng của hệ thống thần kinh trung ương bị phá vỡ, hệ thống nội tiết và đặc biệt là buồng trứng bị tổn thương.
Các hiện tượng kinh nguyệt không đều, giảm cảm giác trong quan hệ tình dục, suy nhược thần kinh, chóng mệt mỏi, mất ngủ… là thường gặp. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, sau khi phá thai, xuất hiện tắc từng phần hoặc hoàn toàn các ống dẫn trứng, dẫn đến việc thai ngoài dạ con, vô sinh, đòi hỏi phải chữa chạy lâu và kiên trì, mà nhiều khi không đạt được kết quả mong muốn.
Trên thực tế, người đi nạo hút thai phải chịu sự đau đớn một cách trực tiếp trong suốt quá trình nạo, hút. Đặc biệt là các bạn gái chưa sinh nở lần nào, cổ tử cung còn bé, kích thước còn nhỏ thì sự đau đớn tăng lên gấp nhiều lần. Tiếp theo sau khi đã trải qua quá trình nạo hút thai, sự đau đớn và sợ hãi có thể dẫn đến những biến đổi trầm trọng về mặt tâm lý như: không còn ham muốn quan hệ tình dục, không đạt được khoái cảm khi quan hệ tình dục, luôn luôn dằn vặt, tự trách mình…
Ngoài ra, chị em còn phải đối mặt với rất nhiều những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng cả tính mạng khi quyết định phá thai.
Chảy máu
Dù là dùng thuốc gây tê hay thuốc gây mê khi phá thai thì khả năng xuất huyết là ngang nhau. Nếu không may, sau khi phá thai, chị em phải đối mặt nguy cơ huyết chảy không cầm và phải can thiệp bằng nhiều biện pháp.
Xuất huyết có thể là hậu quả của tử cung xơ hóa, rối loạn đông máu hoặc hút thai không trọn. Xuất huyết mà không được giải quyết kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Thủng tử cung
Thủng tử cung có thể xảy ra trong trường hợp nong cổ tử cung hoặc khi hút thai. Trong quá trình nạo hút thai cũng có thể dẫn tới thủng ruột. Để biết chính xác mức độ thủng thế nào, bác sĩ sẽ cần phải siêu âm và nội soi cẩn thận.
Rách cổ tử cung
Hậu quả rách cổ tử cung do phá thai thường hiếm gặp và lành tính. Nếu chẳng may cổ tử cung bị rách thì cũng không bị chảy quá nhiều máu và để lại sẹo nhưng không ảnh hưởng đến tương lai về sau.
Hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định phá bỏ thai (ảnh minh họa)
Sót rau
Nếu bị sót rau thì ca thủ thuật bỏ thai đó là chưa thành công. Trường hợp bị sót rau sẽ gây ra rong huyết, tử cung không co lại.
Có thể phát hiện sót rau qua siêu âm và phải can thiệp kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng thường là hậu quả do khâu kỹ thuật vô trùng không cẩn thận. Các biến chứng nhiễm trùng có thể có những dấu hiệu ra bên ngoài như sốt, tử cung nhạy cảm đau,… Đối với biến chứng nhiễm trùng, hầu hết các trường hợp đều dùng kháng sinh để điều trị.
Vô sinh
Nhiễm trùng sau khi phá thai có khả năng dẫn đến tắc nghẽn vòi trứng hai bên hoặc gây ra thai ngoài tử cung. Ngoài ra, sau nạo hút thai, nguy cơ dính buồng tử cung có tỷ lệ thường gặp cao hơn so với hút thai.
Tất cả những yếu tố trên đều có thể khiến chị em khó có thai trở lại, dễ bị sảy thai tự nhiên muộn, hoặc sinh non. Chị em nạo hút bỏ thai lần đầu có nguy cơ gặp phải các triệu chứng này cao hơn cả.
Những biến chứng nguy hiểm khi phá thai
Theo NTD