Dấu hiệu táo bón khi mang thai
Táo bón thai kỳ được định nghĩa lâm sàng khi có bất kỳ hai trong số những triệu chứng sau đây trong ít nhất 12 tuần nhưng không cần liên tục trong vòng 12 tháng trước đó
– Căng thẳng trong thời gian đi tiêu
– Phân cứng và khô
– Cảm giác đi tiêu không trọn vẹn
– Cảm giác bị tắc nghẽn hoặc bị cản trở
– Đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần
Nguyên nhân táo bón khi mang thai
– Do nội tiết tố progesterone có sự thay đổi, biến chuyển lớn của thời kỳ mang thai làm chùng giãn các cơ ruột khiến cho các nhu động ruột giảm đi. Thức ăn được chuyển hóa chậm hơn, gây cản trở trong việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Do sử dụng thuốc bổ khi mang thai: sắt, canxi, các thuốc vitamin tổng hợp,…
– Nguyên nhân tâm lý: Nóng giận, căng thẳng, cơ thể khó chịu làm ảnh hưởng đến tiêu hóa
– Do hạn chế vận động bởi trong thời gian thai kỳ cơ thể mệt mỏi, nằm nghỉ nhiều, ít vận động đi lại khiến hệ tiêu hóa trì trệ
– Quá trình phát triển của thai nhi cũng làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, gây sung huyết, làm tình trạng táo bón gia tăng.
– Chế độ ăn uống ít chất xơ
Điều trị táo bón khi mang thai
– Để cải thiện tình trạng táo bón trong thai kỳ, các bà mẹ nên có chế độ ăn cân bằng, bổ sung nhiều chất xơ như đậu, cám, ngũ cốc, trái cây tươi và rau xanh.
– Uống nhiều nước đồng thời tránh những đồ uống có chứa chất kích thích.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên.
– Dành thời gian và tập thói quen đi tiêu đều đặn, tốt nhất là vào buổi sáng và sau các bữa ăn vì lúc này đại trực tràng có nhu động mạnh nhất
– Trường hợp cần đế sự hỗ trợ của các thực phẩm chức năng hay thuốc để điều trị táo bòn thì cần tuân thủ vào những chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.
Phòng ngừa táo bón khi mang thai
– Uống nhiều nước nhưng nên tránh uống các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, cola và chất cồn vì nó có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.
– Thực hiện chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ sẽ cung cấp nhiều thức ăn thô cho hệ tiêu hoá. Ngoài ra, thai phụ cần lưu ý ăn chậm, nhai thật kĩ khi ăn và nên chia nhỏ thành 5-6 bữa/ngày thay vì 3 bữa lớn/ngày.
– Rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng giờ, tránh nhịn đại tiện.
– Vận động tích cực cũng giúp ngăn ngừa táo bón. Thai phụ có thể tập cạc bài td nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ…
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Massage nhẹ nhàng giúp lưu thông khí huyết, tăng cường tiêu hóa.
– Lựa chọn dạng thuốc sắt phù hợp để giảm thiểu tình trạng táo bón.
Táo bón là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Táo bón tuy không pahir là một bệnh nguy hiểm nhưng gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, nếu không điều chỉnh có thể gây ra các biến chứng như co thắt tử cung gây đẻ non, sẩy thai, thiếu hụt dinh dưỡng, và là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị táo bón nhưng chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng mà không giải quyết căn nguyên. Do vậy phụ nữ cần phải thiết lập chế độ ăn uống thật tốt trong giai đoạn mang thai nhằm phòng tránh táo bón hiệu quả.
Tại sao phụ nữ mang thai lại dễ bị táo bón?
Theo NTD