Hệ thần kinh của thai nhi phát triển như thế nào?

0
48
Từ tuần thứ năm hệ thống thần kinh của bé đã đang bắt đầu phát triển. Một rãnh hình thành ở các lớp trên của tế bào. Các tế bào được gấp lại và tròn để tạo ra một ống rỗng được gọi là các ống thần kinh, ống thần kinh sẽ hình thành các bộ phận của hệ thần kinh của em bé. Hệ thần kinh giúp trẻ có khả năng nhận biết và phản ứng với các kích thích từ bên ngoài người mẹ. Vì vậy cha mẹ có thể giúp kích thích sự phát triển hệ thần kinh cho trẻ, đặc biệt là sau 4 tháng.

 

Sự phát triển của hệ thống thần kinh qua các giai đoạn

 

Tháng thứ 1: Bắt đầu có cấu trúc khởi đầu được gọi là ống thần kinh. Phần này cuối cùng trở thành tủy sống và những phần khác của não.

 

Tháng thứ 2: Những cấu trúc chính của não bắt đầu hình thành, bao gồm cả vỏ não. Khi não phát triển, đầu của phôi nhìn giống con người hơn.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Tháng thứ 3: Não tiếp tục phát triển tế bào mới, kết nối giữa những tế bào này cũng hình thành. Thai nhi bắt đầu phát triển những phản xạ cơ thể.

 

Tháng thứ 4: Các phần của não bắt đầu nhận các tín hiệu từ tai và mắt đang phát triển. Thai nhi có thể xác định được ánh sáng chói và nghe được giọng của mẹ. Mặc dầu thai nhi chưa biết diễn dịch những kích thích này. Khi cơ mặt phát triển cùng với não, thai nhi có thể cau mày và nhướng mày.

 

Tháng thứ 5: Khi não có nhiều nối kết hơn, thai nhi bắt đầu điều khiển được vận động, xoay người và duỗi người. Thai nhi cũng bắt đầu phản ứng với âm thanh bên ngoài mẹ như âm nhạc.

 

Tháng thứ 6: Vỏ não là phần lớn nhất của não, bắt đầu phân chia thành các thùy. Khi phần vỏ não phát triển, một kiểu trí nhớ sơ đẳng và hành vi ý thức bắt đầu hình thành. Có thể thấy thai nhi phản ứng với tiếng ồn và âm nhạc nhiều hơn những kích thích khác.

 

Tháng thứ 7: Não trơn láng bắt đầu hình thành những nếp nhăn, các rãnh giống như não trưởng thành. Khi đo điện não đồ có thể xác định  được sóng não của thai nhi. Myelin bắt đầu hình thành một lớp bảo vệ xung quanh sợi thần kinh. Bao này làm gia tăng tốc độ dẫn truyền thần kinh giữa các tế bào thần kinh.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Tháng thứ 8: Vỏ não thính giác, vỏ não thị giác, vùng ngôn ngữ bắt đầu hoạt động. Thai nhi phát triển khả năng sơ khởi nhằm diễn dịch hình ảnh, âm thanh và phân biệt ngôn ngữ.

 

Tháng thứ 9: Não tiếp tục phát triển, vào thời gian này não phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Chỉ ngay trước khi sinh, não của thai nhi có kích thước và cân nặng bằng 1/4 não của người lớn.

 

Các yếu tố làm ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của thai

 

Tiếng ồn: Khi được 6 tháng tuổi, thai nhi đã bắt đầu nghe được âm thanh từ thế giới bên ngoài. Nếu môi trường xung quanh có quá nhiều tiếng ồn thì em bé sẽ bị ảnh hưởng. Những tiếng động lớn, đột ngột có thể làm cho em bé sợ hãi. Tiếng ồn về lâu dài sẽ làm cho thai nhi cảm thấy khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của thính giác.

 

Rượu và thuốc lá: Thai phụ uống quá nhiều rượu có thể làm chậm sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, thần kinh bất thường, biến dạng và nguy cơ chậm phát triển trí tuệ. Trong khi đó, thuốc lá cũng có thể gây ra những tác động vô cùng nặng nề như: trẻ sinh ra nhẹ cân, sinh non, thai chết lưu… Do đó, có thể nói, rượu và thuốc lá là kẻ thù nguy hiểm đối với sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

 

Thiếu cẩn trọng khi dùng thuốc: Thuốc là một trong những điều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi. Bởi vì sự thiếu cẩn trọng khi sử dụng thuốc trong thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi, phát triển các cơ quan bất thường, thậm chí tử vong.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Lo lắng, trầm cảm: Thai phụ trong thời gian mang thai thường lo lắng cho sức khỏe của thai nhi, lại chưa kịp thích nghi với vai trò mới… nên dễ nảy sinh tâm lý lo âu dẫn đến trầm cảm. Nếu người mẹ có những rối loạn cảm xúc trong một thời gian dài có thể khiến thai nhi chậm phát triển. Sau khi sinh ra, trẻ cũng có xu hướng có tính khí xấu, dễ bị bệnh, cáu bẳn, khó chịu, hay khóc, thậm chí mắc các chứng về rối loạn cảm xúc.

 

Thai phụ suy dinh dưỡng: Thai phụ bị suy dinh dưỡng hoặc giảm cân quá mức có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sự trao đổi chất giữa mẹ và bào thai. Sự thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khiến bé dễ bị rối loạn phát triển, suy giảm trí tuệ và một loạt các vấn đề khác.Chẳng hạn như việc thiếu hụt axit folic vào đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi, dị tật ống thần kinh.

 

Bức xạ: Tiếp xúc với bức xạ chẳng hạn như X-quang, chụp cắt lớp vi tính sẽ khiến thai phụ phải đối mặt với nguy cơ sẩy thai, thai nhi chậm phát triển tinh thần. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: liều chiếu xạ, tần suất chiếu và tuần tuổi của thai nhi. Liều bức xạ càng cao thì nguy cơ càng lớn.

 

 

Phát triển thần kinh là một trong những hệ thống đầu tiên để bắt đầu và được hoàn thành sau khi sinh. Sự phát triển này tạo ra cấu trúc phức tạp nhất trong phôi và khoảng thời gian dài phát triển trong tử cung có nghĩa là tác động trong khi mang thai có thể có những hậu quả để phát triển của hệ thần kinh.

Theo NTD

Hệ thần kinh của thai nhi phát triển như thế nào?

 

Theo NTD