Hội chứng Sheehan

0
63
Hội chứng Sheehan là tình trạng suy tuyến yên, xuất hiện ở một số phụ nữ sau đẻ do nguyên nhân tuyến yên bị hoại tử. Cho đến nay, cơ chế chính xác gây hoại tử tuyến yên sau đẻ vẫn chưa được biết rõ. Trong đa số các trường hợp, dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Sheehan xuất hiện rất từ từ, có thể sau vài tháng nhưng cũng có thể sau nhiều năm. Nó là tổng hợp các triệu chứng của suy tuyến giáp, thượng thận và sinh dục.

 

Hội chứng Sheehan là gì?

 

– Hội chứng Sheehan là thuật ngữ chỉ tình trạng suy tuyến yên do mất máu cấp tính sau đẻ có trụy mạch hoặc sốc trụy mạch dẫn tới thiếu máu cấp tính thuỳ trước tuyến yên gây hoại tử thuỳ trước tuyến yên.

 

– Hội chứng Sheehan có thể xuất hiện trên lâm sàng ở thể suy toàn bộ tuyến yên hoặc suy một phần tuyến yên tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương tại tuyến yên.

 

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của hội chứng Sheehan

 

– Trong thời kỳ mang thai, tuyến yên to ra, cần nhiều máu hơn nên tuyến yên có nguy cơ cao bị tổn thương do thiếu máu. Do đó, khi sản phụ bị mất máu trong hoặc sau khi sinh (như vỡ tử cung, nhau cài răng lược…) dẫn tới tụt huyết áp, các mạch máu co lại, giảm cung cấp máu cho tuyến yên. Dẫn tới tuyến yên bị hoại tử do thiếu máu nặng và kéo dài.

 

Hội chứng Sheehan, Dấu hiệu của hội chứng Sheehan, Nguyên nhân của hội chứng Sheehan, Những trường hợp có nguy cơ mắc hội chứng Sheehan, Điều trị hội chứng Sheehan, Biến chứng của hội chứng Sheehan nếu phát hiện muộn, Phòng ngừa hội chứng Sheehan

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Sản phụ mắc các bệnh viêm nhiễm mãn tính cũng có thể dẫn tới tuyến yên bị viêm mãn tính, gây suy tuyến yên.

 

Yếu tố nguy cơ mắc hội chứng Sheehan

 

Những thai phụ có nguy cơ mất máu trong khi sinh nở như đa thai, phôi ngược, rau tiền đạo và những thai phụ bị các tai biến sản khoa như vỡ tử cung, mất máu nhiều dẫn tới sốc như đờ tử cung, rối loạn đông máu,….Sau đó không được kiểm soát tốt bằng việc truyền máu và không duy trì được huyết áp trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ trong số các thai phụ trong trường hợp trên có tổn thương suy tuyến yên sau sinh.

 

Dấu hiệu của hội chứng Sheehan

 

Trong đa số các trường hợp, dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Sheehan xuất hiện rất từ từ, có thể sau vài tháng nhưng cũng có thể sau nhiều năm. Dấu hiệu của hội chứng Sheehan là tổng hợp các triệu chứng của suy tuyến giáp, thượng thận và sinh dục.

 

Dấu hiệu suy sinh dục: Không có sữa nuôi con, bầu vú teo nhỏ. Không có kinh nguyệt trở lại, bộ phận sinh dục ngoài dần teo, rụng tóc, rụng lông hoặc lông vùng sinh dục thưa thớt, lãnh cảm tình dục.

 

Dấu hiệu suy tuyến giáp: Tinh thần chậm chạp, giảm trí nhớ, nhịp tim chậm, da lạnh, khô, da niêm mạc nhợt.

 

Dấu hiệu suy tuyến thượng thận: Mệt mỏi, yếu cơ, hạ huyết áp tư thế đứng, không sạm da và niêm mạc, mất sắc tố da ở những vùng có sắc tố tự nhiên (quầng vú, bộ phận sinh dục).

 

Ngoài ra, phụ nữ bị hội chứng Sheenhan còn có thể hay xỉu do hạ đường huyết, da nhợt nhạt, cơ lực giảm, phản xạ gân xương giảm.

 

Hội chứng Sheehan, Dấu hiệu của hội chứng Sheehan, Nguyên nhân của hội chứng Sheehan, Những trường hợp có nguy cơ mắc hội chứng Sheehan, Điều trị hội chứng Sheehan, Biến chứng của hội chứng Sheehan nếu phát hiện muộn, Phòng ngừa hội chứng Sheehan

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

 

Điều trị hội chứng Sheehan

 

– Tất cả bệnh nhân suy giáp phải điều trị hormon thay thế suốt đời, trừ các trường hợp suy giáp thoáng qua.

– Tổn thương hoại tử tuyến yên trong hội chứng Sheehan là không phục hôi và việc điều trị chỉ dừng lại ở việc bổ sung các hormone của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận cho bệnh nhân.

 

– Vì vậy bệnh nhân phải dùng thuốc và cần được theo dõi sát tình trạng lâm sàng, làm xét nghiệm định kỳ các thông số theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 

Biến chứng của hội chứng Sheehan nếu phát hiện muộn

 

– Người bị hội chứng Sheenhan thường có các biểu hiện ban đầu không rõ rệt, diễn ra âm thầm, tiến triển từ từ dễ bị bỏ qua.

 

– Khi bị thêm các bệnh khác như các nhiễm khuẩn, stress, phẫu thuật thì hội chứng này sẽ nặng lên.

 

– Khi đó có thể xuất hiện các biến chứng sau: Hôn mê do suy tuyến yên, Suy thượng thận cấp, Hạ đường huyết, Rối loạn nước điện giải nặng.

 

Hội chứng Sheehan, Dấu hiệu của hội chứng Sheehan, Nguyên nhân của hội chứng Sheehan, Những trường hợp có nguy cơ mắc hội chứng Sheehan, Điều trị hội chứng Sheehan, Biến chứng của hội chứng Sheehan nếu phát hiện muộn, Phòng ngừa hội chứng Sheehan

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Phòng ngừa hội chứng Sheehan

 

– Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi chuẩn bị có thai cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm tầm soát và phát hiện sớm bệnh suy giáp.

 

– Nếu thai phụ từng có tiền sử khi đẻ mất máu nhiều phải được khám và phát hiện sớm hội chứng Sheehan.

 

– Trong suốt thai kỳ sản phụ cần khám thai định kỳ theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 

– Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để chuẩn bị cho giai đoạn sinh nở sau này.

 

– Tránh những biến chứng mất máu cấp, tụt huyết áp nặng trong và sau khi nở.

 

 

Hội chứng Sheehan là một bệnh lý nội tiết nặng và khá phức tạp nhưng nếu được điều trị đầy đủ thì bệnh nhân hoàn toàn có được cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Điều quan trọng nhất là cần phát hiện sớm các bệnh nhân có nguy cơ cao do bị băng huyết sau đẻ. Một điều may mắn là nhờ những tiến bộ trong sản khoa nên căn bệnh này ngày càng ít gặp hơn và cũng được phát hiện sớm hơn.

 

Theo NTD

Hội chứng Sheehan

 

Theo NTD