Tiểu đường thai nghén là gì?
– Tiểu đường thai nghén hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ – đái tháo đường thai kỳ là một chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Tiểu đường thai nghén là tình trạng không dung nạp carbohydrate bắt đầu xuất hiện hoặc lần đầu được phát hiện trong quá trình có thai.
– Tiểu đường thai nghén sẽ hết sau khi sinh, hoặc sẽ trở thành bệnh lý mạn tính.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
– Những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, thừa cân béo phì, những phụ nữa từng sảy thai hay tiền sản giật có nguy cơ cao.
– Những phụ nữ sinh con có cân nặng đáng kể hay lần đẻ trước con bị dị dạng chết lưu.
– Gia đình (cùng huyết thống) có người mắc bệnh tiểu đường.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Thai nhi quá to (có thể phát hiện trên siêu âm).
– Xuất hiện các dấu hiệu ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, mụn nhọt, mẩn ngứa ngoài ra, ngứa âm hộ, nước tiểu bị kiến đậu…
– Ngoài ra, những nhóm phụ nữ sau cũng có nguy cơ: Những bà mẹ lớn tuổi, Những phụ nữ mắc bệnh huyết áp cao.
Chẩn đoán tiểu đường thai nghén
– Các phụ nữ có yếu tố nguy cơ như trên cần được xét nghiệm ngay từ lần đi khám thai đầu tiên bằng cách đo nồng độ đường trong máu lúc đói (nghiệm pháp tăng đường huyết) nhằm mục đích điều trị sớm, tránh biến chứng. Nếu có kết quả dương tính hay nghi ngờ, cần gặp thầy thuốc chuyên khoa về nội tiết để được theo dõi và chữa trị.
– Để thai không phơi nhiễm với những nguy cơ, điều thiết yếu là phải phát hiện sớm bệnh ngay từ khi bắt đầu có thai, vì vậy, mọi phụ nữ có thai dù không có yếu tố nguy cơ cũng đều cần tìm đường trong nước tiểu hay nồng độ đường trong máu theo chỉ định của thầy thuốc.
Biến chứng tiểu đường thai nghén
Tiểu đường thai nghén có thể gây ra rất nhiều biến chứng xấu đến thai phụ cũng như thai nhi
Ảnh hưởng đối với thai phụ
– Người mẹ có thể mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, tăng đường huyết có thể gây ra tiền sản giật.
– Dễ bị nhiễm trùng nặng, khả năng phục hồi các vết thương kém, suy giảm sức đề kháng.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Ảnh hưởng đến thai nhi
– Thai nhi trọng lượng lớn nhưng kém phát triển trí tuệ sau khi sinh.
– Thai nhi của các thai phụ bị tiểu đường có tỷ lệ tử vong cao hơn và thai có thể bị dị tật hoặc chậm phát triển.
– Thai nhi nếu sinh non sẽ có nguy cơ bị suy hô hấp.
– Thai nhi có nguy cơ thiếu hụt insulin
– Sau sinh trẻ có thể bị hạ đường huyết nếu nặng nề có thể gây tổn thương não.
– Con của những thai phụ bị tiểu đường thường bị vàng da nhẹ sau khi sinh
Điều trị tiểu đường thai nghén
– Điều trị tiểu đường thai nghén có hiệu quả là giữ cho mức đường huyết không dao động và là cách tốt để phòng ngừa các biến chứng. Trong hầu hết trường hợp, chỉ cần thực hành một chế độ dinh dưỡng do thầy thuốc hướng dẫn.
– Nếu được điều trị thích hợp, có thể giảm đến 50% số con sinh ra nặng cân và những biến chứng cho trẻ sơ sinh.
– Cần kiểm tra lại nồng độ đường huyết sau 6 tuần sau sinh
Phòng tiểu đường thai nghén
– Để phòng tránh, các bà bầu nên có chế độ ăn uống hợp lý, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và chỉ số đường huyết khi mang thai nhằm phát hiện sớm tiểu đường khi mang thai (nếu có).
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Nếu thai phụ đã có tiền sử bị tiểu đường trước khi mang thai cần lưu ý:
– Thực hiện chế độ ăn uống theo sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa. Cần được theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết và điều chỉnh liều thuốc.
– Chế độ vận động: Thai phụ bị tiểu đường thai nghén cần duy trì chế độ vận động nhẹ nhàng, thường xuyên, tránh ngồi lâu một chỗ.
Tiểu đường thai nghén là một trong những căn bệnh về rối loạn chuyển hóa tấn công vào thời kỳ mang thai của phụ nữ, đang được quan tâm hàng đầu. Ngày nay số phụ nữ mang thai có dấu hiệu mắc bệnh đái tháo đường đang tăng lên gấp đôi trong vòng 7 năm trở lại đây. Điều này đồng nghĩa với việc, sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi đều bị đe dọa. Người phụ nữ khi mang thai rất khó để kiếm soát được những biến đổi về căn bệnh đái tháo đường mình mắc phải và họ luôn phải đối mặt với nguy cơ bị sảy thai hoặc đứa trẻ sinh ra bị chết yểu. Người phụ nữ khi biết mình mắc bệnh này, nếu lập gia đình và muốn sinh con thì cần phải lập một kế hoạch chắc chắn, cẩn thận cho việc mang bầu và sinh nở, đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và con.
Tiểu đường thai nghén và những điều cần biết
Theo NTD