Vàng da ở phụ nữ mang thai và bệnh liên quan

0
105
Một số phụ nữ khỏe mạnh khi mang thai thường bị ngứa và vàng da nhẹ. Nguyên nhân của tình trạng này do estrogen gia tăng làm thay đổi khả năng bài tiết muối mật và sắc tố mật, chất này ứ lại trong máu, ngấm vào da gây ngứa và vàng da. Ngứa ở mức độ nhẹ hoặc trung bình thường không nguy hiểm. Tuy nhiên cũng có một số bà mẹ bị vàng da do mắc một số bệnh mãn tính gây nguy hiểm, nhưng vàng da khi mang thai cũng rất hiếm khi xảy ra

Vàng da ở phụ nữ mang thai

 

Vàng da ở phụ nữ mang thai thường rất ít gặp, ình trạng này do estrogen gia tăng làm thay đổi khả năng bài tiết muối mật và sắc tố mật, chất này ứ lại trong máu, ngấm vào da gây ngứa và vàng da.

 

Nguyên nhân gây vàng da

 

Vàng da trong khi có thai : Có thể do bệnh gan nhiễm mỡ cấp tính, vàng da ứ mật, Tiền sản giật và sản giật có biến chứng

 

Vàng da gián phát: Viêm gan virus, vàng da do tắc vì sỏi mật

 

Vàng da do thuốc: Các thuốc gây độc cho gan, các thuốc cản trở quá trình kết hợp Bilirubin, thuốc gây nên các bệnh cảnh tan huyết

 

Tuy nhiên vàng da hay gặp nhất trong khi có thai là do: Viêm gan virus (41%), vàng da có ứ mật (21%), vàng da do tắc mật (<6%)

 

Một số bệnh lý khiến phụ nữ mang thai bị vàng da

 

Viêm gan virus:

 

 Trong bệnh này, tần suất gặp ở người có thai và không có thai như nhau, song trong các trường hợp tản phát hay gặp ở người có thai.

 

– Viêm gan virus A là nguyên nhân của tình trạng vàng da viêm long, thường là một bệnh cảnh nhẹ. 

 

– Viêm gan virus B ( vàng da do huyết thanh) lan tràn do máu và các chế phẩm từ máu. Tình trạng thiếu acid folic dễ phát triển ở bệnh nhân này, vì gan bị tổn thương không thể dự trữ được vitamin.

 

– Sẩy thai tự nhiên và đẻ non thường hay gặp ở những phụ nữ mắc bệnh lý này.

 

 

Vàng da ứ mật tái phát trong khi có thai

 

Đây là bệnh vàng da nhẹ nguyên nhân không được biết rõ xẩy ra vào 3 tháng cuối. Có thể không thấy vàng da xuất hiện ,mà chỉ thấy ngứa là đặc điểm duy nhất. Nước tiểu thường có màu đậm và phân bạc mầu và mỗi lần có thai bệnh lại tái phát.

 

Bệnh vàng da này có thể do hàm lượng steroid (nội tiết tố nữ) trong máu cao trong khi có thai gây nên. Vàng da tái phát có thể gặp ở một số phụ nữ uống thuốc tránh thai, nên những phụ nữ mắc bệnh vàng da do ứ mật trong khi mang thai không nên sử dụng.

 

Bệnh gan nhiễm mỡ cấp khi có thai (Teo gan vàng da cấp khi có thai)

 

Đây là một bệnh hiếm gặp, nhưng để lại hậu quả nguy hiểm thường xẩy ra trong 3 tháng cuối của thai nghén, với đặc điểm là các tết bào trong gan đầy các hốc nhỏ chứa lipid bao quanh một nhân ở trung tâm. Sản phụ thường buồn nôn và nôn mửa nặng, đau bụng, nôn ra máu và xuất hiện vàng da.

 

Sản phụ sẽ cảm thấy  đau đầu dữ dội và có thể lên cơn giật, tinh thần trở nên lơ mơ rồi đi vào hôn mê, tử vong thường xẩy ra sau khi đẻ vài ngày.Tiến triển của bệnh cùng giống như trong viêm gan virus tái phát. Thường hay gặp viêm bể thận – thận cấp, sản phụ ở trong tình trạng thiểu đường. Tình trạng tăng Ure huyết, tăng acid và toan huyết xuất hiện.

 

 

Việc điều trị chủ yếu là chữa triệu chứng, khó tiên lượng, sản phụ và thai nhi thường có tỷ lệ tử vong rất lớn.

 

Các bệnh khác

 

Vàng da có thể biểu hiện cuối cùng trong bệnh nôn nặng do nghén, song đây là một tình huống hiếm gặp. Bệnh vàng da nhẹ hơn có thể do các bệnh tan huyết gây nên, chẳng hạn như vàng da không có sắc tố mật trong nước tiểu, bệnh thiếu máu hồng cầu liềm, các bệnh Hemoglobin.

 

 

 Tóm lại nhận biết vàng da thì dễ, nhưng phải tìm nguyên nhân gây vàng da thì mới giúp cho việc điều trị có hiệu quả. Hơn nữa vàng da khi mang thai thường rất ít gặp nhưng nếu thai phụ bị bệnh mà không phát hiện, tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng của cả người mẹ và thai nhi. Vì thế khi người mẹ thấy có những dấu hiệu bất thường trên sa thì cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và xét nghiệm tìm nguyên nhân càng sớm càng tốt.

 

Vàng da ở phụ nữ mang thai và bệnh liên quan

 

Theo NTD