Mang thai và bệnh động kinh

0
39
Mang thai là một khoảng thời gian thú vị nhưng cực nhọc trong cuộc sống của người phụ nữ. Đối với thai phụ chẳng may bị động kinh thì nó càng trở thành một gánh nặng. Nhưng hiện nay dưới sự hỗ trợ của y học hiện đại, hơn 90% phụ nữ bị bệnh động kinh sẽ có một thai kỳ bình thường.

 

Những nguyên nhân gây ra tình trạng động kinh ở phụ nữ mang thai

 

Thai phụ đã có tiền sử mắc bệnh động kinh trước khi mang thai

 

Phụ nữ bị bệnh động kinh nên biết rằng một số loại thuốc tân dược có thể ảnh hưởng đến chứng bệnh mà họ gặp phải, rất có thể đó là hậu quả của thuốc ngừa thai. Do đó, tốt nhất hãy tham khảo các biện pháp tránh thai từ bác sĩ thay vì tùy tiện sử dụng.

 

 

Cơn động kinh là hậu quả những đợt phóng điện nhiều bộ phận khác nhau trong não

 

Một số thành phần thuốc có thể khiến thai phụ bị động kinh mà các chuyên gia tìm thấy được là: valproate, trimethadione và phenytoin – chúng làm tăng nguy cơ tạo ra các khuyết tật bẩm sinh như sứt môi, có vấn đề về tim, hoặc ngón tay và ngón chân bị dị dạng, tật nguyền ở thai nhi.

 

Một nguyên nhân khác là thai phụ do ốm nghén, thiếu ngủ, stress trong thời kỳ mang thai, chứng động kinh có liên quan đến tiền sản giật và các bệnh lý về huyết áp.

 

Hầu hết thai phụ được khuyên là nên bổ sung acid folic nhưng vitamin cũng không kém phần quan trọng, nó giúp acid folic chuyển hóa nhanh, có thể làm giảm nguy cơ của một số khuyết tật bẩm sinh cho bé trong bụng mẹ. Nếu thiếu acid folic, thai nhi dễ bị sứt môi, nứt đốt sống cổ, tim mạch…

 

Ngoài ra thai phụ nếu thiếu vitamin K sau tuần thứ 34 của thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ rối loạn đông máu ở trẻ sơ sinh được gọi là coagulopathy.

 

Những hậu quả mà động kinh thai kỳ gây ra

 

Đối với thai phụ:

 

Động kinh trong khi mang thai có thể khiến sẩy thai nếu thai phụ co giật nặng.

Khoảng 25 – 40%  phụ nữ có sự gia tăng cơn động kinh mãnh liệt trong khi họ đang mang thai gây ra tình trạng chảy máu âm đạo.

 


Khả năng cơn động kinh xảy ra thường xuyên thường kéo dài cho đến lúc sinh nở.

Tiền sản giật (biểu hiện rõ nhất là sự kết hợp của huyết áp cao và sự hiện diện của protein trong nước tiểu sau 20 tuần của thai kỳ).

 

Khi thai phụ lên cơn động kinh có thể khiến nhau thai bị bóc tách, điều này có thể dẫn đến tình trạng chuyển dạ sinh non, hoặc rau bong non (rau bong khi thai chưa sổ, đây là một cấp cứ sản khoa có tỷ lệ tử vong thai nhi rất cao)

 

Đối với thai nhi:

 

– Các cơn co giật của mẹ làm thiếu ôxy cung cấp cho thai rất ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí còn gây chết thai nếu cơn co giật kéo dài (trạng thái động kinh), ngoài ra, các cơn giật cũng có thể gây sảy thai hoặc đẻ non.
 
– Thai bị dị tật bẩm sinh. Nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh do nhiều yếu tố hợp lại như quái thai do dùng thuốc chống động kinh, yếu tố di truyền, thiếu acid folic, thay đổi đáp ứng miễn dịch… Các dị dạng này thường hình thành trong vòng hai tháng đầu của thai kỳ (giai đoạn hình thành tổ chức của thai), chủ yếu là dị dạng tim, xương, dị dạng sinh dục, gai đốt cột sống, hở hàm ếch…
 
– Tất cả các thuốc kháng động kinh cổ điển như phenobarbital, phenytoin, valproate và carbamazepine đều có thể gây quái thai, dị tật, chậm phát triển và rối loạn phát triển tâm thần – vận động sau sinh, đặc biệt là khi điều trị phối hợp nhiều thuốc chống động kinh với nhau.
 

 

Bệnh nhân động kinh khi có thai, ngoài việc khám thai định kỳ như bình thường, thai phụ phải được siêu âm vào tháng thứ tư của thai kỳ để phát hiện sớm các dị dạng ống thần kinh nhằm chỉ định chấm dứt thai nghén. Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa các nguy cơ co giật trong khi sinh và nguy cơ tử vong cao của trẻ sơ sinh, việc sinh nở cần được thực hiện ở những cơ sở sản khoa được trang bị tốt
 

Mang thai và bệnh động kinh

 

Theo NTD