Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tưởng là một phần đơn giản nhưng lại khiến khá nhiều người bối rối và lo lắng. Tuy nhiên, để tiến gần hơn với công việc, bạn cần nói về bản thân một cách đầy bản lĩnh và tự tin.
Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn làm được điều đó dù tìm việc làm tại TP. Hồ Chí Minh mới nhất 2022 hay bất kỳ nơi nào khác.
Bắt đầu bằng tên của bạn nhưng đừng dừng lại ở đó
Mọi người thường bắt đầu bằng “Xin chào, tên tôi là…” nhưng điều này có thể không cung cấp cho người nghe đủ thông tin về bạn. Thay vào đó, hãy cho họ biết về loại công việc bạn đã làm cho công ty gần đây nhất, vị trí bạn đảm nhận và cách bạn đã giúp họ trước khi kinh doanh. Ví dụ như Tôi là X, đang là chuyên viên thiết kế mảng… Rất hân hạnh được gặp anh/chị.
Từ đây bạn có thể mở rộng ra nhiều thông tin cá nhân khác bởi nhà tuyển dụng còn muốn biết nhiều hơn. Một trong những điều đó là thành tích và sở thích.
Khi đi phỏng vấn xin việc, mục đích đầu tiên của bạn là làm sao để cuộc phỏng vấn xin việc của mình diễn ra thành công tốt đẹp. Hãy nói về những thành tích mà bạn nghĩ có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Và khi nói về thành tích, hãy cho thấy nó có liên quan đến sở thích của bạn. Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội đưa câu chuyện đi xa hơn những gì người phỏng vấn có thể nhìn thấy trong CV của bạn.
Ở phần này, bạn cũng có thể nói về mục tiêu của bạn trong 5 năm sắp tới hoặc mục tiêu và mong muốn của bạn. Tuy nhiên, hãy chú ý. Bạn chỉ nên thể hiện mình là một người kiên định, chứ không phải là người tham vọng mù quáng.
Luôn chuyên nghiệp trong mọi hoàn cảnh
Một lưu ý nhỏ ở đây là đừng cố gắng sử dụng phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn như một cơ hội thể hiện cá tính của bạn. Cho dù bạn đang ứng tuyển vào vị trí nào, với công ty nào và người phỏng vấn ra sao, hãy tránh sử dụng tiếng lóng và tỏ ra tự nhiên quá trớn.
Nếu bạn thường gặp khó khăn trong việc tìm từ phù hợp để nói thì trên tránh khỏa lấp khoảng trống bằng các từ như à, um, ừ… Những từ ngữ này có thể khiến người nghe mất tập trung và trông bạn kém tự tin. Thay vì nói um, hãy tạm dừng trước khi nói. Việc này sẽ giúp bạn có thời gian để suy nghĩ về những gì mình muốn nói tiếp theo và đảm bảo rằng khi bạn tiếp tục, bạn sẽ nói một cách ngắn gọn và thấu đáo.
Hỏi rằng liệu nhà tuyển dụng có muốn biết thêm thông tin
Một sai lầm phổ biến mà nhiều ứng viên thường mắc phải trong phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là nói tất tần tật về lý lịch của mình, bao gồm gia đình, học vấn và mọi thứ khác. Không nhất thiết bạn phải trình bày tất cả những điều này trong buổi phỏng vấn. Hãy nói ngắn gọn về những điều bạn đang tìm kiếm trong công việc và sau đó hỏi người phỏng vấn có muốn biết thêm thông tin hay không.
Hãy để họ quyết định xem họ có muốn nghe câu chuyện cuộc đời bạn hay không; nó có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và đồng thời cho thấy bạn là người biết cách giao tiếp. Đây cũng có thể là một cách hiệu quả để đánh giá sự quan tâm, nếu nhà tuyển dụng không hỏi bất kỳ câu hỏi nào hoặc có vẻ không quan tâm sau khi bạn cung cấp cho họ thông tin cơ bản, thì tốt hơn là bạn nên chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn khác.
Chủ động thể hiện sự quan tâm
Giới thiệu bản thân là chưa đủ, bạn cần để người phỏng vấn có ấn tượng tốt và ghi nhớ được bạn là ai và bạn có thể làm gì. Đặt những câu hỏi hay là cách tuyệt vời để thể hiện sự quan tâm đó và tạo sự khác biệt với các ứng viên khác.
Bằng cách đặt câu hỏi, bạn thể hiện sự quan tâm và đảm bảo rằng họ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với bạn. Hãy đặt các câu hỏi đơn giản, cơ bản và phù hợp. Chẳng hạn như:
- Tôi cần kỹ năng nào để làm tốt vai trò của mình?
- Văn hóa công ty ở đây ra sao?
- Ở vị trí tôi ứng tuyển, thành công được mô tả như thế nào?
Luyện tập sẽ giúp bạn trở nên hoàn hảo
Để có được phần giới thiệu lưu loát nhằm tạo ấn tượng tốt ban đầu, hãy thực hành trước với bạn bè và gia đình. Hãy bắt đầu bằng cách nói tên của bạn, sau đó thêm một số thông tin đơn giản về bản thân bạn trước khi đi sâu hơn.
Đừng cảm thấy quá áp lực hoặc lo lắng nếu bạn không đạt được kết quả tốt trong những lần đầu. Đừng quá khắt khe với bản thân, hãy kiên nhẫn và bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Tự giới thiệu bản thân là một phần quan trọng của bất kỳ cuộc phỏng vấn xin việc nào. Cho dù bạn được yêu cầu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn dưới bất kỳ câu hỏi nào, điều cần thiết là bạn phải làm như vậy với sự tự tin và phong cách. Bằng cách làm theo các lời khuyên này, bạn có thể đảm bảo rằng phần giới thiệu của bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng tiềm năng phải trầm trồ và dành cho bạn công việc mơ ước đó!
Trâm Nguyễn