6 “không” khi trả lời câu hỏi “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này”?

0
19

Khi đặt ra câu hỏi Tại sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này? nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu nguyên nhân, mong muốn, nguyện vọng của ứng viên. Đây chính là cơ hội để bạn thể hiện được kỹ năng thuyết phục và bày tỏ được mục tiêu của mình khi ứng tuyển. Bạn có thể đề cập đến các yếu tố như năng lực cá nhân, kỹ năng, các giá trị, dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp mang lại.

Bên cạnh đó, để tránh bị đánh rớt bởi câu trả lời kém tinh tế, bạn nên tránh nói về 6 điều sau khi tham gia tuyển dụng Đà Nẵng nhanh hay bất cứ nơi nào khác.

  1. Công ty gần với nhà/ nơi ở

Rất nhiều người chọn việc vì chỗ làm gần với nơi ở thuận tiện đi lại, tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển. Điều này là tất nhiên nhưng không không nên là ý trả lời cho câu hỏi “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?”.

Nhà tuyển dụng muốn chắc rằng ứng viên có năng lực, có sự hiểu biết về vị trí công việc này trước khi quyết định ứng tuyển. Nếu chọn vị trí công việc chỉ vì thấy công ty gần chỗ ở thì có thể họ sẽ không ưng ý vì bạn là người làm việc thì muốn được lợi và thuận tiện cho mình thay vì mang đến lợi ích cho công ty.

  1. Có người quen nên xin vào làm

Khi chia sẻ lí do này với nhà tuyển dụng chắc chắn họ sẽ dễ đánh giá bạn là người ngây ngô và dựa dẫm. Bạn không thể tự mình tìm kiếm công việc và làm việc độc lập nên chọn vị trí công việc “có người quen”. Hơn nữa đi làm không phải cho vui, cho có người quen mà môi trường làm việc cần sự chuyên nghiệp, độc lập.

Chưa kể, nếu người quen của bạn đang có mối quan hệ không tốt với một trong những người phỏng vấn (hoặc quyết định tuyển dụng) thì khả năng bị đánh rớt của bạn rất cao.

  1. Mức lương, thưởng chế độ đãi ngộ tốt

Chắc chắn bạn phải tham khảo mức lương thưởng và chế độ đãi ngộ trước khi quyết định ứng tuyển. Nếu bạn chọn một công việc vì mức lương xứng đáng thì điều này là tất nhiên và hầu hết mọi người đều vậy. Tuy nhiên, đề cập lí do này với nhà tuyển dụng chứng tỏ sự kém khôn ngoan. Thực tế, những ứng viên thuyết phục được nhà tuyển dụng thành công thường chia sẻ về mục tiêu công việc, năng lực cá nhân và danh tiếng của đơn vị tuyển dụng.

Do đó, bạn chỉ nên trao đổi về mức lương khi hai bên đề cập đến vấn đề này ở cuối buổi phỏng vấn.

  1. Tính chất việc ổn định, lâu dài

Không có công việc nào là ổn định, lâu dài mãi mãi. Bạn sẽ phải luôn luôn thay đổi và linh hoạt để bắt kịp xu hướng, yêu cầu của công việc. Doanh nghiệp cũng vậy, họ không chắc chắn rằng sẽ mang lại cho người lao động sự ổn định mãi mãi.

Thực tế, tình hình sẽ thay đổi không ngừng, ứng viên muốn tồn tại và phát triển phải cầu tiến và nỗ lực để thích ứng linh hoạt với mọi tình huống. Hơn hết là bạn phải chấp nhận sự thay đổi cho phù hợp với tình hình của từng thời kì. Khi bạn đề cập sự ổn định trong công việc là điều quá mông lung và lí thuyết, điều này cũng chứng tỏ bạn là tuýp ứng viên khá thụ động. Và tất nhiên câu trả lời này khó thuyết phục được nhà tuyển dụng.

  1. Không phải đi công tác, không cần di chuyển

Tất nhiên khi trả lời ý này là ứng viên đã tìm hiểu và được biết vị trí công việc này là không phải di chuyển nhiều. Tuy nhiên điều này là thừa thãi và không nêu bật được thế mạnh của bản thân. Thay vào đó nhà tuyển dụng có thể hiểu bạn là người “lười chuyển động, hoạt động”. Chưa kể sẽ có một số ít tình huống công việc bắt buộc bạn phải đi công tác chẳng hạn. Như vậy bạn đã tự “đánh rớt” mình trong cuộc phỏng vấn bởi câu trả lời kém chất lượng này.

  1. Mục tiêu xây dựng một doanh nghiệp tương tự

Giả sử bạn ứng tuyển vào vị trí thiết kế của một công ty thời gian và lý do bạn ứng tuyển là “Em rất đam mê thiết kế thời trang và mục tiêu trong tương lai là được làm chủ một công ty thời trang cao cấp cho giới doanh nhân, văn phòng. Để thực hiện được điều đó, em cần phải bắt đầu từ vị trí thiết kế ở đây. Em cố gắng học hỏi trau dồi để bản thân tích lũy thật nhiều kinh nghiệm…”.

Nếu trả lời như thế là bạn đang tự gây khó cho chính mình. Bởi nhà tuyển dụng cho rằng công việc này chỉ là bàn đạp để bạn thực hiện mục tiêu của bản thân chứ không phải vì muốn cống hiến cho công ty và yêu thích doanh nghiệp. Chưa kể, bạn có thể sao chép nhiều ý tưởng và trở thành đối thủ cạnh tranh của họ khi đã “đủ lông đủ cánh”.

Với câu hỏi phỏng vấn “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?” nhà tuyển dụng không chỉ muốn biết lí do bạn chọn công ty họ mà còn là thăm dò thực sự bạn có năng lực và thái độ thích hợp với công việc ứng tuyển hay không. Do đó, trước buổi phỏng vấn bạn cần tìm hiểu kỹ về đặc thù công ty để đưa ra câu trả lời tốt nhất, đồng thời cũng nên tránh 6 điều trên để không làm mất đi cơ hội tìm được việc làm yêu thích.

Đặng Hảo