Sùi mào gà là gì?

0
61
Sùi mào gà được xếp vào 1 trong số gần 20 bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh này do virus gây ra nên khi điều trị thì chỉ điều trị triệu chứng mà không có cách nào tiêu diệt được virus trong người. Bệnh thường có xu hướng chuyển sang ác tính vì thế cần phải điều trị ngay khi bệnh mới xuất hiện. Hiện nay đã có vắc – xin phòng bệnh này.

 

Tổng quan

 

Sùi mào gà là một loại bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, bệnh do virus HPV (Human papilloma virus) gây ra. Virus HPV xuất hiện nhiều ở trong tinh dịch nam giới và trong dịch âm đạo của phụ nữ.

 

Ngoài ra bệnh sùi mào gà còn lây nhiễm thông qua các đường sinh hoạt hàng ngày như các tiếp xúc trên khăn tắm, bồn tắm, quần lót, hoặc cũng có thể lây qua những dụng cụ y tế chưa được khử khuẩn…

 

Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà từ 3 tuần đến 8 tháng, bình quân là 3 tháng. Có trường hợp quan hệ tình dục không an toàn không lâu, đã có biểu hiện bệnh. Như vậy, thời gian ủ bệnh của mỗi người khác nhau tùy thuộc vào cơ thể và hệ miễn dịch của mỗi người.

 

Sùi mào gà nếu không được chữa trị hoặc chữa trị không triệt để sẽ gây ra nguy cơ ung thư rất cao. Người mắc bệnh sùi mào gà do hệ miễn dịch kém sẽ rất dễ bị tái phát nhiều lần,  ngoài ra nó có thể dẫn tới nguy cơ về vô sinh ở cả nam và nữ. Và nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có xu hướng chuyển sang ung thư.

 

sùi mào gà, quan hệ, miễn dịch, vô sinh, nốt sùi, ung thư, thai nhi, đốt điện,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Biểu hiện, triệu chứng

 

– Ở nữ giới, sùi mào gà thường gặp ở âm vật, môi bé, quanh lỗ niệu đạo, tầng sinh môn, cũng thể gặp sùi mào gà cổ tử cung, miệng, hậu môn,…

 

– Sùi mào gà ở nam giới có thường gặp ở rãnh quy đầu, quy đầu, da bao quy đầu, miệng sáo, thân dương vật, có khi ở miệng sáo, hậu môn.

 

Sùi mào gà ở miệng chủ yếu lây lan do quan hệ tình dục bằng miệng hoặc bệnh cũng có thể lây lan do hôn hoặc dùng chung sản phẩm vệ sinh răng miệng với người nhiễm bệnh. Bệnh thường có biểu hiện ở môi, nướu răng, má trong, hoặc vòm miệng.

 

Các hình dạng của mụn sùi mào gà:

 

– Khi có biểu hiện sùi mào gà thường thấy các nốt sần nhỏ mềm, cao lên như những nhú gai, đường kính khoảng 1-2 mm; hoặc là những đĩa bẹt tròn nhỏ bề mặt ráp, màu hồng.

 

– Về sau, chúng phát triển thành những gai hoặc lá, chiều dài có thể đến vài cm, liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ.

 

Người bị sùi mào gà cảm thấy thế nào khi có biểu hiện?

 

– Bệnh sùi mào gà thường không gây ra đau đớn cho người nhiễm, ngay cả ở giai đoạn phát triển nó cũng có thể chỉ gây ra cảm giác ngứa, vướng bận, khó chịu khi sinh hoạt.

 

– Ở giai đoạn đầu của nữ giới, thường ít biểu hiện, chủ yếu ra nhiều khí hư nên người bệnh thường chủ quan cho đến khi các khối sùi phát triển sẽ có những biểu hiện tiếp theo như: tiết nhiều dịch mủ có mùi hôi, chảy máu khi quan hệ tình dục hoặc đau rát, khó chịu khi đi lại hoặc cảm giác vướng bận.

 

– Sùi mào gà khi xuất hiện ở hậu môn thường gây chảy máu khi đi đại tiện hoặc tiết ra những dịch có mùi hôi.

 

– Sùi mào gà khi xuất hiện ở miệng gây ra chút đau và vướng bận khi nuốt hoặc nói chuyện.

 

Các giai đoạn phát triển của bệnh

 

– Giai đoạn ủ bệnh: Ở giai đoạn này thường chưa có triệu chứng gì đặc biệt ở cơ quan sinh dục cũng như sức khỏe nên người bệnh thường chủ quan. Vì vậy có thể vô tình lây cho người khác mà ngay cả chính bản thân cũng không biết

 

– Giai đoạn phát bệnh: khi phát bệnh, sẽ xuất hiện những nốt sùi nhỏ như hạt mụn cơm, sau phát triển dần thành dạng gai nhú mềm, phát triển rộng, và bề mặt ẩm ướt. Thường có những biểu hiện như: bị ngứa, bị chảy máu sau khi trầy xước da, và có mùi hôi sau khi hình thành mụn cóc.

 

– Giai đoạn kết thúc nếu không được điều trị:  Sùi mào gà nếu không được điều trị có thể gây nhiễm khuẩn và có  nguy cơ chuyển sang ung thư rất cao.

 

– Giai đoạn sau điều trị: dù điều trị bằng phương pháp nào thì sau khi điều trị sùi mào gà bệnh cũng có thể tái phát, vì đây là bệnh do virus  nên người bệnh cần đi khám định kỳ sau khi điều trị. 

 

sùi mào gà, quan hệ, miễn dịch, vô sinh, nốt sùi, ung thư, thai nhi, đốt điện,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Biến chứng nếu không điều trị

 

Sùi mào gà là bệnh do virus gây ra nên nó có những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời cụ thể là:

 

– Tăng tỉ lệ ung thư cổ tử cung ở nữ bởi virus HPV (human papiloma virus) (đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng nhiễm HPV trong 99,8% trường hợp ung thư cổ tử cung).

 

– Ung thư cơ quan sinh dục: Cũng như ung thư cổ tử cung thì ở nữ còn có thể ung thư âm hộ, âm đạo và ung thư dương vật ở nam.

 

– Ở phụ nữ mang thai:

 

+ Sùi mào gà khiến người phụ nữ chảy máu khó cầm và  nguy hiểm đến tính mạng.

 

+ Làm cản trở đường ra cho thai nhi.

 

+ Bệnh có thể lây từ mẹ sang con trong khi sinh qua đường dưới virus sẽ xâm nhập vào mắt , đường hô hấp của trẻ và gây bệnh.

 

– Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản:  Khi bị nhiễm sùi mào gà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ, và có nguy cơ gây vô sinh cao.

 

Điều trị

 

Việc điều trị sùi mào gà chủ yếu nhằm phá hủy tổn thương sùi chứ không thể tiêu diệt được virus. Tùy theo vị trí và độ rộng của tổn thương mà có thể lựa chọn một trong những cách điều trị sau (Lưu ý điều trị theo chỉ định của bác sĩ):

 

Điều trị nội khoa. Sử dụng thuốc bôi để điều trị sùi mào gà.

 

– Bôi dung dịch podophylline 10-15% lên mụn, sau 1-4 giờ rửa sạch để tránh bị bỏng hóa chất.

 

– Bôi kem 5-fluorouacil

 

Can thiệp thủ thuật

 

– Đốt điện lạnh, cắt bằng dao thường hay dao điện khi tổn thương lan rộng hoặc dùng chùm tia lazer.

 

Điều trị khi có biến chứng.  Sau khi đã phát hiện ung thư cổ tử cung thì tùy từng giai đoạn của bệnh mà có hướng xử trí khác nhau và có sự cân nhắc về số tuổi, số con của bệnh nhân và theo sự chỉ định của bác sĩ theo từng giai đoạn bệnh.

 

Phòng bệnh

 

Sinh hoạt hàng ngày

 

– Để phòng bệnh, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân như rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước và xà phòng thích hợp trước và sau khi quan hệ tình dục.

 

– Việc dùng bao cao su có thể dự phòng được bệnh sùi mào gà và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Tuy nhiên, virus gây bệnh này cũng có thể xâm nhập vào vùng da và niêm mạc khác ngoài bộ phận sinh dục.

 

sùi mào gà, quan hệ, miễn dịch, vô sinh, nốt sùi, ung thư, thai nhi, đốt điện,

Nguồn ảnh: Internet.

 

– Những người đã bị sùi mào gà thì không nên dùng chung quần lót, quần bơi, khăn tắm… để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.

 

 

– Cần đảm bảo vệ sinh tránh để bộ phận sinh dục ẩm ướt tạo điều kiển thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển.

 

 

– Cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng (không nên kiêng khem) để tăng cường sức đề kháng của cơ thể hạn chế tối đa việc tái phát bệnh sau khi điều trị.

 

Tiêm phòng:

 

– Đối tượng cần tiêm chủng: nữ giới 9 – 26 tuổi, bé gái từ 11 – 12 tuổi là tốt nhất. Tại vì nên tiêm trước khi có quan hệ tình dục.

 

– Hiện tại việc tiêm chủng chỉ mới được thử nghiệm rộng rãi trên phụ nữ từ 9 – 26. Vaccine này đang nghiên cứu chưa có kết quả nên chưa có chỉ định tiêm ngừa.

 

– Thời gian miễn dịch của vắc-xin khoảng 5 năm.

 

Phát hiện sớm và điều trị dứt điểm là việc làm cần thiết với những người nhiễm sùi mào gà (HPV) . Nếu không bệnh sẽ diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của người bệnh.

 

Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục là chủ yếu ngoài ra còn một số khả năng lây nhiễm khác như: dùng chung đồ lót, khăn tắm… hoặc có thể lây qua những dụng cụ y tế k được khử khuẩn. Bệnh có xu hướng chuyển sang ung thư, tuy nhiên hiện nay đã có vắc – xin phòng bệnh mà người ta hay gọi là tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Nhưng do bệnh có biểu hiện trên cả nam và nữ và có thể gây ra ung thư cơ quan sinh dục nên có thể tiêm phòng cho cả nam và nữ chứ không phải chỉ phụ nữ mới được tiêm. Mặc dù vậy việc phòng tránh tốt nhất với nguy cơ lây truyền qua đường tình dục là sử dụng bao cao su.

 

 

 

 

Theo NTD

Sùi mào gà là gì?

 

Theo NTD