Sùi mào gà là gì?
– Sùi mào gà ( hay mồng gà, mụn cóc sinh dục) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể gặp ở cả nam và nữ, do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây nên.
– HPV gây ra u nhú ở người, chọn lọc ở da và niêm mạc mà không gây bệnh ở các mô khác như cơ, xương, nội tạng. Các biểu hiện thương tổn do HPV gây ra là những mụn cóc, hột cơm, u nhú hay tổn thương phẳng. Khi các mụn này ngoài xuất hiện ở bộ phận sinh dục còn xuất hiện ở các vùng khác như miệng- họng.
Các đường lây nhiễm sùi mào gà cho trẻ sơ sinh:
– Qua nhau thai: Trong thời kì mang thai, bà mẹ nhiễm virus HPV có thể lây nhiễm cho thai thông qua những tảo đổi qua bánh rau.
– Trong cổ tử cung: Virus HPV di chuyển ngược dòng xâm nhập vào nước ối, thai nhi uống nước ối có nhiễm virus HPV có thể bị nhiễm HPV bẩm sinh.
– Qua đường sinh sản: Khi trẻ được sinh ra qua đường âm đạo (cổ tử cung, âm đạo), nếu đường âm đạo nhiễm virus HPV thì sẽ lây sang cho trẻ.
– Qua tiếp xúc: Trẻ nhỏ trong cuộc sống tiếp xúc với những người bị mắc bệnh sùi mào gà như bố, mẹ, bảo mẫu…cũng có khả năng bị nhiễm bệnh.
Ảnh minh họa: nguồn internet
Bệnh sùi mào gà ảnh hưởng như thế nào đến trẻ sơ sinh
– Trẻ sơ sinh, da và niêm mạc rất mỏng do vậy mà dễ bị xước xát, viruc dễ xâm nhập qua các vùng da, vùng niêm mạc bị tổn thương.
– Thời gian ủ bệnh ở trẻ nhỏ có thể vài tuần, thậm chí là hàng năm, thông thường thì thời gian thường là khoảng 3 tháng. Trẻ trước 3 tuổi thường sức đề kháng kém, khả năng mắc bệnh cao, từ đó dẫn đến tỉ lệ phát bệnh cao.
– Virus HPV gây ra những bệnh về đường hô hấp cho trẻ sơ sinh. Khi virus hoạt động gây ra những u nhú ở miệng- họng cản trở cho việc trẻ bú, trẻ có thể bị nôn trớ nhiều sau khi bú, trẻ quấy khóc và tiếng khóc thường khàn đục. Virus HPV làm gia tăng nguy cơ bệnh ung thư vòm họng
– Khi virus chưa phát triển thường trẻ ít có biểu hiện bên ngoài và rất khó nhận biết bằng mắt thường. Khi virrus hoạt động ồ ạt trẻ thường có biểu hiện là những nốt sùi ở bộ phận sinh dục ngoài hoặc ở đường hô hấp và ở hậu môn, đó là các u nhú có nhiều gai nhỏ giống như mào gà, chai cứng, gây ngứa, thỉnh thoảng có chảy máu…
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Phòng bệnh
– Phụ nữ trước khi mang thai cần đi khám sức khỏe sinh sản tổng quát để phát hiện các bệnh liên quan và điều trị ổn định.
– Khi người mẹ mang thai bị sùi mào gà phải được khám chữa và điều trị tích cực, nên sinh mổ để tránh quá trình lây nhiễm sang cho con và tránh biến chứng chảy máu khó cầm tại các mảng sùi.
– Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của sùi mào gà nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa kịp thời tránh gây những biến chứng gây hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, sức khỏe sau này.
Bệnh sùi mào gà là căn bệnh lây qua con đường tình dục là chủ yếu. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều trường hợp trẻ em cũng bị mắc sùi mào gà. Nguyên nhân trẻ em mắc bệnh là do chính sự chủ quan của người lớn trong việc chăm sóc các em. Cần đưa trẻ đi khám và điều trị sớm khi phát hiện ra những biểu hiện của bệnh nếu cha mẹ đã có tiền sử mắc sùi mào gà để tránh những biến chứng gây hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Bệnh sùi mào gà ảnh hưởng như thế nào đến trẻ sơ sinh?
Theo NTD