Sự thay đổi về vận động
Vận động thô
– Khi nằm sấp, hai chân bé đưa thẳng lên cao, và có thể lật ở mọi hướng; có thể dùng hai tay và đầu gối để chống đỡ thân người, tứ chi duỗi thẳng để đẩy người về trước hoặc ra sau, có thể áp sát bụng xuống đất chống đỡ để bò về trước hoặc ra sau.
– Khi lật ở tư thế nằm sấp, bé có thể gập một bên thân người lại đến tư thế nửa ngồi. Khi đỡ lưng để bé đứng dậy, bé có thể nhảy lên xuống.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Khi kéo tay bé ngồi dậy, bé có thể giữ được thăng bằng, lưng và hông giữ thẳng, có thể ngẩng đầu và tự do hoạt động.
– Khi ngồi trên ghế, bé có thể cầm và lắc vật phẩm. Nếu bị ngã xuống, bé có thể tự mình ngồi dậy; bé có thể tự ngồi trong khoảng nửa giờ, nhưng thân người cần phải gập về trước và dùng hai tay để chống đỡ.
Vận động tinh
– Những ngón tay của bé đều có thể làm động tác cầm nắm. Khi đặt đồ chơi nhỏ bên cạnh bé, bé có thể vươn một tay đến đồ chơi và cầm gọn đồ chơi trong lòng bàn tay.
– Khi bú, hai tay của bé đã có thể cầm bình sữa. Khi cầm đồ chơi trong tay, bé có thể lắc lư cổ tay để vật thể di động. Khi bị quần áo che mặt, bé sẽ tư dùng tay gạt quần áo ra.
Sự thay đổi về ngôn ngữ và hành vi giao tiếp
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Ngôn ngữ
– Bắt đầu kết hợp nguyên âm với khá nhiều phụ âm (thường có f, v, s, sh, z, k, m…), độ to nhỏ, cao thấp, nhanh chậm của âm thanh cũng có thay đổi.
– Khi nghe người khác nói trẻ phấn khích, động tác của bé cũng nhiều hơn, và thường có phản ứng với giọng nói của phụ nữ.
– Bé có thể biểu đạt sự vui buồn của mình qua âm thanh, có những phản ứng khác nhau đối với ngữ điệu khác nhau. Khi nghe người gọi tên mình bé biết xoay đầu lại.
Hành vi giao tiếp
– Khi soi gương, bé vẫn cười với cái bóng trong gương nhưng đã phân biệt được bóng trong gương và mình là khác nhau. Khi người lớn rửa mặt cho bé, nếu bé không thích, bé sẽ đẩy tay ra.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Khi hai tay thay phiên nhau cầm vật, bé có thể phát giác được những bộ phận khác nhau của cơ thể mình, và biết đươc sự khác nhau giữa bản thân và thế giới bên ngoài.
– Không thích người lạ và có thể phân biệt được ngưới lớn và trẻ con. Trẻ đã biết vươn tay và phát âm… để chủ động giao lưu với người khác, biết cười với những trẻ khác và đưa tay chạm chúng.
Khả năng thích ứng của trẻ
– Cho bé nằm, khi nhìn thấy giường của mình có treo lục lạc, bé sẽ vươn tay để cố bắt lấy; khi kéo bé ngồi dậy và đặt đồ chơi trước mặt, bé sẽ cầm lấy đồ chơi.
– Có thể phát giác ra mối quan hệ giữa hai tay mình và vật trong tay. Khi người lớn lấy vật trong tay bé và đặt lên giường (nơi bé có thể nhìn thấy) bé biết trườn người để đuổi theo và cầm đồ chơi trong tay. Nếu đồ chơi bị rơi xuống đất bé sẽ cúi đầu xuống tìm.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Khi cho bé chơi xếp hình và đặt trước mặt bé ba khối xếp hình, sau khi bé cầm lấy khối xếp hình thứ nhất, bé bắt đầu vươn tay muốn lấy khối xếp hình thứ hai, và chú ý đến khối xếp hình thứ ba.
– Bé có thể vươn tay cầm lấy vật rất nhanh và kiên quyết khi nhìn thấy vật. Thông thường, mắt bé sẽ tập trung chú ý vào vật định lấy nhưng cũng có thể nhắm mắt cho đến khi cầm chắc được vật.
Tháng thứ 6 bé đã vững chắc hơn rất nhiều, bé đã có thể dùng tay để cầm nắm đồ vật, biết biểu đạt cảm xúc của mình Do vậy cha mẹ hãy thường xuyên dành tình cảm thân thiết của mình cho trẻ. Hãy ôm trẻ thật nhiều để trẻ cảm nhận được tình yêu của cha mẹ, người thân dành cho mình. Ngoài ra cần có một số phương pháp để kích thích sự phát triển trí não cũng như thể chất cho trẻ như chơi các trò chơi cùng trẻ, nói chuyện với bé về mọi thứ và thể hiện tình cảm với bé qua cử chỉ, nét mặt.
Sự phát triển của trẻ tháng thứ 6
Theo NTD