Tầm quan trọng của việc ăn bổ sung (ăn dặm)

0
38
Từ khi sinh đến 6 tháng tuổi, trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nhưng từ sau 6 tháng trở đi, thông thường trẻ sẽ được cho ăn bổ sung vì lúc này, sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
Từ khi sinh đến 6 tháng tuổi, trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nhưng từ sau 6 tháng trở đi, thông thường trẻ sẽ được cho ăn bổ sung vì lúc này, sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

 

Tại sao trẻ cần ăn bổ sung?

 

Từ sau 6 tháng trở đi, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ các nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, trong đó có nhu cầu về năng lượng, nhu cầu về sắt, nhu cầu về vitamin A. Sau 6 tháng cho con bú, lượng sắt từ sữa mẹ sẽ không đáp ứng được nhu cầu của trẻ và sự thiếu hụt này cần bù đắp từ các nguồn thức ăn bổ sung khác.
 
Sữa mẹ cũng chỉ cung cấp đủ vitamin A cho trẻ trong thời gian 6 tháng sau sinh, còn sau đó trở đi, nhu cầu của trẻ sẽ tăng lên và chắc chắn, nếu chỉ bú mẹ, trẻ sẽ bị thiếu hụt vitamin A.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Ở lứa tuổi từ khi sinh đến 2 tuổi, trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất. Dưới 6 tháng tuổi, bộ máy tiêu hoá của trẻ chỉ quen với chế độ ăn hoàn toàn lỏng là sữa mẹ. Nhưng bé sẽ phải được ăn dặm từ tháng thứ 6, chuyển từ chế độ ăn lỏng sang ăn đặc và cứng dần. Do vậy, khi cho trẻ ăm dặm, đầu tiên, chỉ nên cho bé ăn cháo, bột nấu loãng.
 
Tuy nhiên, cho trẻ ăn bổ sung không có nghĩa là thôi bú mẹ. Các thức ăn hoặc nước uống thêm chỉ có chức năng bổ sung chứ không chso chức năng thay thế sữa mẹ. Các bà mẹ cần lưu ý, những thức ăn bổ sung này phải là những thực phẩm tốt, an toàn và tươi ngon.

 

Thời điểm phù hợp để cho trẻ ăn bổ sung

 

Đôi khi các mẹ không thực sự quan tâm lắm đến thời điểm thích hợp nhất để cho trẻ ăn dặm là khi nào. Thời điểm thông thường cho trẻ ăn bổ sung là ngoài 6 tháng tuổi, lý do vì:

 

– Khi trẻ đã lớn (ngoài 6 tháng) thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ năng lượng cho trẻ nên ngoài việc tiếp tục bú mẹ, trẻ cần ăn bổ sung để bù đắp phần thiếu hụt này.

 

– Cho trẻ ăn bổ sung sớm hay muộn đều không tốt vì:

 

Ăn dặm quá sớm: Trẻ sẽ bỏ bú hoặc bú ít đi, bỏ phí nguồn dinh dưỡng và kháng thể tốt nhất, làm nguồn sữa mẹ giảm bài tiết. Trẻ ăn dặm quá sớm khi hệ tiêu hóa chưa ổn định dễ bị rối loạn tiêu hóa.

 

Ăn dặm quá muộn: Sữa mẹ không cũng cấp đủ năng lượng dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

 

Nguyên tắc cơ bản cho trẻ ăn bổ sung

 

– Bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung từ tháng thứ 6 và tiếp tục cho trẻ bú đến hết 24 tháng.

 

– Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng tới đặc.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Số lượng bữa ăn tăng dần theo độ tuổi.

 

– Ăn đa dạng các loại thực phẩm để có đầy đủ dinh dưỡng cần thiết qua đường ăn uống…

 

– Mỗi bữa ăn phải có đủ 4 nhóm thực phẩm: Đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin

 

– Cho trẻ ăn thêm bữa phụ: Sữa chua, hoa quả.

 

– Không nên cho trẻ ăn mỳ chính. Mỳ chính là loại gia vị hoá học, tạo cảm giác ngọt đánh lừa vị giác và hoàn toàn vô bổ hoàn toàn không tốt cho trẻ trong giai đoạn này.

 

– Không nên cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn

 

– Không nên ép trẻ ăn quá no, nhiều.

 

Ăn bổ sung áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi, việc cho trẻ ăn bổ sung không đúng thời điểm và không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cha mẹ cần quan tâm đến chế độ ăn và nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung đảm bảo nhu cầu của trẻ bởi chất lượng bữa ăn đều có ảnh hưởng đến phát triển thể lực và sức khoẻ của trẻ.

 

Theo NTD

Tầm quan trọng của việc ăn bổ sung (ăn dặm)

 

Theo NTD