Tác dụng của viatmin A
– Đối với mắt: Giúp cho các tế bào trong một loạt cấu trúc của mắt luôn khỏe mạnh.
– Đối với tổ chức mô, da: Vitamin A cần thiết cho sự bảo vệ toàn vẹn của biểu mô giác mạc và các tổ chức biểu mô dưới da, khí quản, các tuyến nước bọt…
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ: Vitamin A có ảnh hưởng tới những gen quyết định sự phát triển liên tiếp của một số cơ quan trong quá trình phát triển phôi thai. Thiếu vitamin A, trẻ sẽ chậm phát triển về thể chất hơn so với trẻ bình thường cùng lứa tuổi.
– Đối với hệ miễn dịch: Vitamin A cần cho chức năng của tế bào võng mạc, biểu mô – hàng rào quan trọng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài.
– Ngoài ra, vitamin A còn cần thiết cho chức năng sinh sản.
Bổ sung vitamin A như thế nào?
– Đối với trẻ sơ sinh để phòng ngừa thiếu vitamin A thì trẻ cần được bú mẹ đặc biệt là sữa non. Khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm các bà mẹ cần linh hoạt trong các món ăn để tăng khẩu vị của con cũng như bổ sung đầy đủ vitamin A.
– Bổ sung thêm lượng chất béo phù hợp vì vitamin A tan trrong dầu. Khẩu phần ăn thiếu dầu mỡ sẽ làm giảm khả năng hấp thu vitamin A của cơ thể.
– Bổ sung vitamin A bằng cách cho trẻ ăn thêm một số loại dầu ăn giàu vitamin A có trên thị trường hiện nay.
– Mẹ có thể uống thêm vitamin A liều cao, bổ sung ngay sau khi sinh để đảm bảo sữa mẹ có đủ vitamin A cho trẻ.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Trẻ dưới 5 tuổi bị bị suy dinh dưỡng, nhiễm trùng tái phát nhiều lần, tiêu chảy kéo dài, trẻ bị sởi…cũng cần uống vitamin A liều cao.
-Trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú sữa mẹ cần bổ sung vitamin A liều cao ở trạm y tế .
Khi thừa vitamin A
Vitamin A cho trẻ uống bổ sung hầu như an toàn và không có tác dụng phụ. Nhưng trong một số trường hợp nếu dùng vitamin A liều quá cao trong cùng một lúc hàng triệu đơn vị quốc tế hoặc dùng kéo dài thường xuất hiện dấu hiệu ngộ độc.
Ngộ độc cấp tính xảy ra vì uống quá liều quy định do nhầm lẫn thuốc. Thực tế trường hợp này rất hiếm gặp khi ngộ độc cấp tính trẻ nhỏ có dấu hiệu thóp phồng, nôn mửa, tăng lực sọ não…
Lưu ý: Ở một số loại thực phẩm giàu beta caroten (tiền vitamin A) như đu đủ, cà rốt, bí đỏ… khi trẻ ăn dặm,chúng ta thường tận dụng để nầu cùng bột cho bé ăn. Tuy nhiên, nếu cho trẻ sử dụng quá nhiều thì vô hình chung từ có lợi lại thành có hại cho cơ thể trẻ, thậm chí gây ngộ độc.
– Trẻ em rất dễ bị ngộ độc nitrat có nhiều trong các thực phẩm này vì hệ thống men khử còn yếu. Nếu cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú sữa với nước pha cà rốt trẻ sẽ uống phải một lượng lớn nitrat, nitrit. Riêng nitrat cũng sẽ bị các vi khuẩn ở đường tiêu hóa chuyển hóa thành nitrit cộng với nitrit có sẵn phân tán khắp trong máu của trẻ.
– Trẻ lớn, ăn nhiều cà rốt dài ngày dẫn đến trẻ bị nhiễm độc nitrat trong cà rốt, dẫn đến tình trạng methemoglobine máu (không có khả năng chuyên trở oxy cho mô). Trường hợp quá nhiều methemoglobin khiến hệ thống khử không hoạt động kịp, trẻ sẽ bị ngộ độc do máu mất khả năng chuyên chở oxy, trở nên tím tái, khó thở, có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Ngộ độc mãn tính xảy ra khi các dấu hiệu như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc, da khô, trẻ nhỏ chậm tăng cân, kém ăn, tăng sự chảy máu…
Hậu quả nếu thiếu vitamin A
– Đối với mắt : Nếu thiếu vitamin A, khả năng nhìn của mắt lúc ánh sáng yếu sẽ bị giảm. Hiện tượng này thường xuất hiện vào lúc trời nhá nhem tối, được gọi là chứng “quáng gà”.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Đối với mô và da : Khi thiếu vitamin A, sự sản xuất các niêm dịch bị giảm, da bị khô và xuất hiện sừng hóa, biểu hiện này thường thấy ở mắt.
– Đối với hệ miễn dịch: Miễn dịch của trẻ kém, dễ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm.
– Chức năng sinh sản : Thiếu vitamin A gây ảnh hưởng lên chức năng và sự phát triển của tinh trùng ở nam, buồng trứng ở nữ và nhau thai.
– Một số trường hợp trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chứa beta caroten (tiền vitamin A) có thể gây vàng da.
Hiện nay, ngành y tế có chương trình cho trẻ uống vitamin A liều cao để chống mù lòa và các bệnh về mắt do thiếu vitamin A. Các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ đi thuốc theo lịch và nhớ đã cho trẻ uống vitamin A theo chương trình rồi thì không nên cho trẻ uống thuốc vitamin A hoặc thuốc bổ có chứa vitamin A nữa. Bổ sung vitamin A đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển tốt cũng như có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Theo NTD