Tật khúc xạ ở trẻ.

0
113
Tật khúc xạ là từ chỉ các tật của mắt như cận thị, viễn thị hay loạn thị. Khi trẻ gặp phải những ván đề liên quan tới tật khúc xạ thì sẽ không chỉ ảnh hưởng tới thị lực mà có thể dẫ đến trục phản ứng là tật khúc xạ-lác-nhược thị. Việc phát hiện sớm và điều trị, cũng như phòng bệnh là rất cần thiết cho trẻ.

 

Khái niệm tật khúc xạ

 

Tật khúc xạ (TKX) là từ chung chỉ các tật cận thị, viễn thị và loạn thị của mắt, trong đó chủ yếu là cận thị chiếm tỉ lệ khá cao trong cộng đồng. Tật khúc xạ xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó phần lớn là trẻ em (chiếm >70%). Đây là một nguy cơ rất lớn gây ảnh hưởng đến việc học tập, công tác cũng như các sinh hoạt thông thường hàng ngày của trẻ.

 

Khi mắt bị tật khúc xạ tức là mắt có thiếu sót ở các thành phần quang học (như giác mạc, thể thủy tinh) làm cho ánh sáng đi vào mắt qua các thành phần này không tạo thành tiêu điểm rõ nét trên võng mạc, như vậy, mắt bị tật khúc xạ nhìn đồ vật sẽ bị nhòe, mờ, không rõ nét.

 

tật khúc xạ, cận thị, viễn thị, loạn thị, nhược thị, võng mạc, nguyên nhân tật khúc xạ,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Cận thị là khi các tia sáng từ xa tới mắt hội tụ ở trước võng mạc (thay vì đúng trên võng mạc). Mắt cận thị nhẹ thường nhìn gần vẫn bình thường, nhưng nhìn xa không rõ. Cận thị có thể đơn độc hoặc kèm theo loạn thị.

 

Viễn thị là khi các tia sáng từ xa tới mắt hội tụ ở sau võng mạc (thay vì đúng trên võng mạc). Mắt viễn thị nhẹ có thể nhìn bình thường nhưng thường bị mỏi mắt do điều tiết. Nếu viễn thị nặng thì nhìn các vật ở cả xa và gần đều mờ. Viễn thị có thể kèm theo loạn thị.

 

Loạn thị là khi các tia sáng tới mắt không hội tụ ở một điểm mà ở nhiều điểm khác nhau trên võng mạc (thường là do giác mạc có độ cong khác nhau giữa các kinh tuyến làm cho giác mạc không phải là dạng chỏm cầu thực sự). Mắt loạn thị nhìn vật bị mờ và biến dạng. Loạn thị có thể phối hợp với cận thị hoặc viễn thị.

 

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn tới tật khúc xạ

 

Do những thói quen xấu như tư thế ngồi học không đúng, cúi quá gần sách vở.

 

Do ánh sáng không đầy đủ.

 

Do chương trình và giờ học ngày càng tăng.

 

Trẻ em đặc biệt là những trẻ ở thành phố ngày càng được sớm tiếp cận với những trò chơi trên máy tính.

 

Các bậc cha mẹ chưa có thái độ đúng đắn và chưa thực sự chú trọng đến những tác hại của những vấn đề trên.

 

Biểu hiện

 

Trẻ thường không nhìn rõ các vật ở xa, như đi học không nhìn rõ hoặc hay nhầm lẫn chữ viết trên bảng, khi xem Tivi thường hay nheo mắt hoặc phải lại gần mới xem rõ.

 

tật khúc xạ, cận thị, viễn thị, loạn thị, nhược thị, võng mạc, nguyên nhân tật khúc xạ,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Khi có những biểu hiện đó cần cho trẻ đi khám bác sĩ sớm. Nên cho trẻ kiểm tra thị lực trước tuổi đến trường để phát hiện sớm TKX và các bất thường khác ở mắt.

 

Điều trị

 

Đeo kính

 

Đeo kính đúng số: việc đeo kính sớm, đúng và đủ số thường xuyên để phòng nhược thị và giúp thị giác của trẻ phát triển.

Đối với trường hợp loạn thị, việc đeo kính thường xuyên giúp cho mắt nhìn rõ và đỡ mệt mỏi, nhức đầu (vì mắt loạn thị luôn điều tiết), nhất là với các công việc cần nhìn gần.

 

Các tật khúc xạ nặng và kèm theo lác cũng cần đeo kính thường xuyên (vì không những điều chỉnh được tật khúc xạ mà còn có thể điều chỉnh được cả lác).

 

Các tật khúc xạ nhẹ được hướng dẫn cụ thể từng trường hợp.

 

Trẻ bị tật khúc xạ nên tái khám mỗi 3 – 6 tháng (là khoảng thời gian đủ để có những thay đổi đáng kể phải thay đổi kính). Tùy trường hợp mà các bác sĩ hoặc kỹ thuật viên khúc xạ sẽ có hướng dẫn cụ thể.

 

Phẫu thuật

 

Nếu bệnh nhân trên 18 tuổi, không muốn đeo kính thì có thể lựa chọn phẫu thuật để điều trị tật khúc xạ.

 

Phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay là sử dụng Laser Excimer. Đây là phương pháp có độ an toàn rất cao, có tính chính xác lớn, có thể điều trị độ cận thị từ -1,00D đến -15,00D, điều trị độ viễn thị từ +1,00 đến + 7,00D và độ loạn từ 1,00 đến 5,00D.

 

Phòng tật khúc xạ

 

Cần bàn học vừa với kích thước cơ thể của trẻ, đọc sách, học bài cần có khoảng cách thích hợp,khoảng cách từ mắt đến sách đọc khoảng 30 – 40cm là tốt nhất.

 

tật khúc xạ, cận thị, viễn thị, loạn thị, nhược thị, võng mạc, nguyên nhân tật khúc xạ,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Nơi trẻ học cần đủ ánh sáng và phải có sự phân bố và cường độ tốt, không gây lóa mắt. Ngoài sự chiếu sáng trong phòng nên có một ngọn đèn bàn đặt phía bên tay trái (nếu thuần tay phải và ngược lại).

 

Chữ viết trên bảng cũng như chữ in trong sách phải rõ ràng, bảng và giấy không quá bóng, gây mỏi mắt.

 

Trẻ sẽ được khuyên nên đeo kính khi đọc sách hay không tùy trường hợp. Trong lớp, trẻ có tật khúc xạ cần được xếp ngồi gần bảng, vì một số trẻ dù đã được đeo kính đúng nhưng tình trạng nhược thị vẫn còn.

 

Phụ huynh cần đưa con em đến những nơi khám chữa mắt thật sự có uy tín để bảo đảm trẻ được khám và cấp đơn kính đúng cho từng mắt.

 

 

Tật khúc xạ là những vấn đề làm cho mắt không thể nhìn rõ vật như bình thường và thường có nguy cơ gây ra những biến chứng cho thị lực, ảnh hưởng tới học tập và cuộc sống của trẻ. Việc phòng bệnh là quan trọng nhất, với nhứng trẻ đã ccso tật khúc xạ cần phải được khám và điều trị tại các chuyên khoa nhằm phòng ngừa biến chứng.

Theo NTD

Tật khúc xạ ở trẻ.

 

Theo NTD