Khóc “dạ đề” ở trẻ sơ sinh.

0
61
Không có một phương pháp nhất định nào để làm dịu cơn khóc dạ đề. Điều quan trọng nhất khi dỗ bé là bạn luôn giữ bình tĩnh và thoải mái. Nếu trẻ khóc, bạn cần phải biết chắc rằng trẻ không bị đói.
Không có một phương pháp nhất định nào để làm dịu cơn khóc dạ đề. Điều quan trọng nhất khi dỗ bé là bạn luôn giữ bình tĩnh và thoải mái. Nếu trẻ khóc, bạn cần phải biết chắc rằng trẻ không bị đói.

 

Khóc dạ đề là gì?

 

Khóc dạ đề hay khóc cơn kéo dài trong y khoa họi là cơn khóc do co thắt ruột. Đây là sự thay đổi làm trẻ khỏe mạnh. Trẻ khóc dữ dội đột ngột vào chiều tối hoặc ban đêm.

 

Theo các bác sĩ, hiện tượng khóc về đêm có thể xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chỉ một số trường hợp là khóc dạ đề thực sự, còn hầu hết là khóc do mắc bệnh lý như bệnh còi xương hoặc bệnh lồng ruột.

 

Phân biệt khóc dạ đề với khóc do bệnh lý ở trẻ

 

Hiện tượng khóc dạ đề thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột điều hòa không đau, nhưng đột nhiên vì một yếu tố nào đó làm nhu động tăng lên, không đều, gây đau bụng dữ dội làm cho trẻ khóc, hết cơn thì thôi.

 

Thời gian khóc thường kéo dài 5 phút nhưng cũng có khi nửa tiếng và có thể lặp lại hằng ngày, ban ngày trẻ vẫn ăn, ngủ tốt. Cơn khóc có thể rất dữ dội nhưng không nguy hiểm.

 

Khi trẻ được hơn 6 tháng tuổi, nhu động ruột hoàn chỉnh, trẻ sẽ trở lại bình thường, chứng khóc dạ đề sẽ hết.

 

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

 

Tuy nhiên, nếu cơn khóc của trẻ kéo dài hơn hoặc kèm theo biểu hiện khác thường thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề khóc do bệnh lý. Trẻ khóc nhiều về đêm có thể là dấu hiệu trẻ bị còi xương. Bệnh này thường làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, sinh ra quấy khóc trong thời gian dài. Nguyên nhân có thể là do chế độ dinh dưỡng của trẻ không đảm bảo hoặc trẻ được chăm sóc trong phòng kín, thiếu ánh sáng nên bị thiếu vitamin D.

 

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Hà Lan về lượng vitamin B12 trong máu ở 4.000 phụ nữ đang mang thai ở 3 tháng đầu tiên và phỏng vấn họ về tình trạng của bé sau sinh cho thấy: Những phụ nữ có lượng vitamin B12 cao trong giai đoạn đầu mang thai sẽ có gấp 3 cơ hội sinh ra những em bé “ngoan”. Ngược lại, những phụ nữ có nồng độ vitamin B12 thấp nhất trong giai đoạn mang thai sẽ dễ sinh sinh trẻ quấy khóc ít nhất 3 tiếng mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu tin rằng thiếu vitamin B12 sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của các tế bào thần kinh, làm gia tăng sự bứt rứt ở trẻ. Nó cũng ảnh hưởng tới chu kỳ giấc ngủ do lượng vitamin B12 thấp ngăn cản sự tăng tiết hooc-môn gây buồn ngủ melatonin.

 

Ngoài ra, đó cũng có thể là biểu hiện trẻ bị lồng ruột. Trẻ khóc dữ dội, có thể kèm theo triệu chứng như nôn, hay khóc thét lên, ưỡn người, bỏ bú và đi ngoài ra máu. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay.

 

Chính vì vậy, bạn cần phân biệt hiện tượng khóc dạ đề với khóc do bệnh lý ở trẻ. Ngoài cơn khóc, trẻ vẫn khỏe mạnh, ăn, ngủ bình thường thì bạn không cần phải quá hoảng hốt.

 

Nếu thấy trẻ có kèm theo các dấu hiệu biếng ăn, vã mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi trộm… cha mẹ nên đưa con đi khám để phát hiện bệnh.

 

Chăm sóc trẻ khóc dạ đề

 

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

 

Không có một phương pháp nhất định nào để làm dịu cơn khóc dạ đề. Điều quan trọng nhất khi dỗ bé là bạn luôn giữ bình tĩnh và thoải mái. Nếu trẻ khóc, bạn cần phải biết chắc rằng trẻ không bị đói.

 

Nên giữ cho phòng thoáng đãng và yên tĩnh để trẻ được nghỉ ngơi.

 

Khi dỗ cần bế ở tư thế mà bé ưa thích, bạn có thể vỗ về, ôm trẻ vào lòng, thủ thỉ lời yêu thương hoặc hát ru khe khẽ, đong đưa nhè nhẹ.

 

Không nên tập trung nhiều người cùng dỗ trẻ một lúc vì có thể khiến trẻ hoảng sợ.

 

Lưu ý

 

Thời gian trẻ khóc dạ đề sẽ khiến người phụ nữ rất mệt mỏi. Các sản phụ nên nhờ chồng và người nhà dỗ dành, xoa dịu em bé.

 

 

 

 

Theo NTD

Khóc “dạ đề” ở trẻ sơ sinh.

 

Theo NTD