Nguyên nhân dẫn đến việc tăng cân quá mức
Khi có thai cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi, ngoài ra còn có những thay đổi về chuyển hóa cơ bản, sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến thời kỳ gọi là “ốm nghén” như: biểu hiện chán ăn một hoặc nhiều món, buồn nôn, nôn, ợ nóng, táo bón. Những thay đổi này ít nhiều sẽ khiến họ không tăng cân thậm chí bị sụt cân đi. Chính vì vậy, khi qua được thời gian đầu này, thai phụ có tâm lý ăn “trả bữa”, bù lại thời gian trước và ngày càng trở nên mất kiểm soát.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Một nguyên nhân khác về tâm lý đối với những thai phụ lần đầu có con sẽ được gia đình “tận tình chăm sóc” bằng đủ loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ dẫn đến quá đà.
Những ảnh hưởng từ việc tăng cân quá mức đến mẹ và thai nhi
Ảnh hưởng đến mẹ
Đái tháo đường thai kỳ: Trong nhiều nghiên cứu cho thấy thai phụ tăng cân quá mức có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao gấp đôi những phụ nữ tăng cân bình thường. Điều đó có nghĩa bé sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh khi trưởng thành.
Thai to: Thai phụ tăng cân quá nhiều sẽ khiến thai nhi thường có xu hướng to hơn, vì vậy mẹ sẽ bị mệt mỏi, tử cung giãn rộng và chèn vào cơ hoành gây khó thở, chèn vào tĩnh mạch vùng chậu, gây phù chân. Hơn nữa, việc sinh con to cũng khiến mẹ mất sức nhiều hơn, tổn thương phần mềm như rách âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, mất nhiều máu.
Mổ lấy thai: Tỉ lệ mổ lấy thai cao khi siêu âm thai to đặc biệt ở những thai phụ có khung chậu bình thường hay hẹp. Phẫu thuật mổ lấy thai cũng trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn đối với các bà bầu béo phì. Lớp mỡ dày dưới da sẽ khiến bác sĩ khó khăn hơn trong việc gây tê, truyền tĩnh mạch…
Khó lấy lại vóc dáng sau sinh: Khi tăng cân quá mức trong thai kỳ sẽ dẫn đến thừa cân và béo phì, điều này cũng là trở ngại không nhỏ về thẩm mỹ làm cho thai phụ có thay đổi không tốt về ngoại hình như: da chùng không săn chắc, khó lấy lại vóc dáng sau sinh.
Ảnh hưởng đến con
Bất thường về tim: Theo các chuyên gia, thai nhi to cũng dễ bị phì các cơ quan trong cơ thể, điển hình nhất là những bất thường ở buồng tim, dẫn đển xác suất tử vong cao khi ở trong bụng mẹ.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Ngạt khi sinh: Sinh thai nhi quá to cũng là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ các mẹ chọn đẻ mổ không ngừng tăng. Khi thai nhi quá to, quá trình chuyển dạ ở mẹ gặp nhiều khó khăn do đầu thai nhi to, không lọt xuống thấp, gây rối loạn cơn gò. Ngay cả khi đầu thai nhi đã lọt thấp xuống, quá trình sinh nở vẫn diễn ra chậm, đầu dễ bị chèn ép vào khung chậu, xương vai mắc kẹt ở khoang chậu mẹ. Nếu xử lý không kịp thời, có thể con sẽ bị ngạt, dễ gây tử vong.
Rối loạn chuyển hóa sau sinh: Những bé sinh nặng cân, sau khi sinh thường dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi huyết, kéo theo một loạt những nguy hiểm: hạ thân nhiệt, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Nếu nguy hiểm hơn bé có thể bị xuất huyết não dẫn đến bại não. Các bé sơ sinh thừa cần đều có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường nhiều hơn các bé khác.
Chấn thương khi sinh: Thai nhi quá to dẫn đến sinh khó, các bé dễ bị chấn thương, đặc biệt khi sinh có trợ giúp (giác hút, phoóc-xép) như: gãy tay, gãy xương đòn.
Phụ nữ khi mang thai ai cũng muốn dành cho đứa con của mình những thứ tốt nhất để con phát triển đầy đủ với mong muốn sinh con ra khỏe mạnh thông minh. Nhưng không phải việc bồi bổ lúc nào cũng tốt, các bà mẹ nên lưu ý đến chế độ ăn uống khoa học: phân bổ bữa ăn, bổ sung dưỡng chất với các thành phần vitamin đầy đủ, hợp lý để thai phát triển tốt.
Thai phụ tăng cân quá nhanh có phải là tốt?
Theo NTD